“Hơn 30 năm trước, chúng tôi sáng lập Microsoft với mơ ước mỗi nhà sẽ có 1 máy tính. 10 năm trước, Melinda và tôi lập ra quỹ từ thiện với ước mơ tạo dựng một thế giới mà không một ai phải sống dưới $1 một ngày hay chết vì những bệnh tật có thuốc chữa. CNTB sáng tạo có thể thực hiện điều đó. Tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều người tham gia vào sứ mạng này.” - Bill Gates.
“Liệu có còn đồng 10 USD nào rớt bên vệ đường?”
Như C.K. Prahalad đã chỉ ra trong cuốn sách “Kho báu dưới đáy Kim tự tháp”, trên thế giới còn rất nhiều thị trường bị bỏ sót. Một cuộc nghiên cứu phát hiện rằng những 2/3 số người nghèo nhất hành tinh có sức mua tới 5 ngàn tỉ.
Hãng kẹo Cadbury của Anh quốc đã đầu tư hàng nghìn đôla để các hộ gia đình ở Ghana có việc làm, trồng và sản xuất hạt cacao, nguyên liệu làm nên chocola danh tiếng Cadbury.
hư C.K. Prahalad đã chỉ ra trong cuốn sách “Kho báu dưới đáy Kim tự tháp”, trên thế giới còn rất nhiều thị trường bị bỏ sót. Một cuộc nghiên cứu phát hiện rằng những 2/3 số người nghèo nhất hành tinh có sức mua tới 5 ngàn tỉ.
Lí do chính của việc các nguồn lực thị trường chưa có khả năng tạo ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển chính là việc không nghiên cứu thỏa đáng. Tôi ý thức rất rõ điều này bởi tôi đã chứng kiến ngay tại Microsoft.
Trong vòng nhiều năm, Microsoft dựa vào từ thiện để mang công nghệ tới tay những người không có, bằng cách quyên góp hơn 3 tỉ đô la tiền mặt và phần mềm với hi vọng nối liền hố ngăn cách số.
Nhưng khả năng thực sự của chúng tôi là viết những phần mềm để giải quyết các vấn đề, và gần đây chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi chưa mang đủ những khả năng cần thiết để giải quyết các vấn đề của thế giới đang phát triển. Vì thế chúng tôi đang xem xét bất cập này vừa trên góc độ kinh doanh vừa trên góc độ từ thiện.
Chúng tôi đang xúc tiến các dự án như một giao diện trực quan giúp người mù chữ và bán mù sử dụng máy tính ngay lập tức với lượng đào tạo tối thiểu. Một chương trình khác của chúng tôi cho phép tất cả 50 học sinh của một lớp sử dụng chung 1 máy tính, mỗi học sinh có một chuột điều khiển riêng.
Đây là bước tiến lớn đối với các trường học bởi hiện trạng thiếu hụt máy tính, và đây cũng là một thị trường chúng tôi chưa từng thâm nhập.
Thị trường điện thoại di động còn chỗ trống?
Điện thoại di động là một ví dụ nữa. Các nước phát triển đem lại nguồn thị trường dồi dào, nhưng lịch sử cho thấy các công ty đánh giá thấp tiềm lực của các thị trường này.
Vào năm 2000, khi Vodafone mua lại một phần lớn cổ phần của 1 công ty ĐTDĐ của Kenya, họ ước tính rằng mức tối đa của thị trường tiêu dùng Kenya là 400.000 người sử dụng.
Ngày nay, công ty đó có tới hơn 10 triệu khách hàng. Khách hàng trả tiền cước theo giây chứ không phải phút, vì thế cước phí được giảm đáng kể. Công ty Safaricom, tất nhiên, hưởng lợi hậu hĩnh, nhưng cũng tạo ra sự khác biệt. Các nông dân sử dụng ĐTDĐ để tìm hiểu giá cả tại các chợ lân cận.
Cũng có nhiều công dụng sáng tạo khác, chẳng hạn như việc giữ tiền mặt trong DĐ (qua hệ thống điện tử) và dịch vụ chuyển tiền. Việc hạn chế đem tiền mặt theo người tạo ra nhiều thuận lợi đồng thời giảm nguy cơ cướp giật.
Đây chính là cách đem lại lợi ích cho con người khi các cơ hội được giới kinh doanh khai thác triệt để. Nhưng kể từ khi tôi bắt đầu thảo luận về CNTB sáng tạo đầu năm nay, tôi biết một số người hoài nghi về việc tìm kiếm những thị trường mới.
Họ nói rằng: “Nếu những cơ hội này là có thật, đến giờ này ai đó chắc hẳn đã tìm ra rồi.” Tôi không tán đồng. Luận điểm của họ ngầm định rằng người ta đã nghiên cứu tất cả các thị trường có khả năng tiếp nhận sản phẩm.
Thái độ này gợi cho tôi nhớ tới câu chuyện về một kinh tế gia bước đi trên phố với một người bạn. Nhà kinh tế học bước qua tờ $10 nằm trên đường.
Khi người bạn hỏi tại sao anh không nhặt tiền thì anh giải thích: “Không có lí nào lại có tờ tiền đó, nếu có, chắc hẳn ai đó đã nhặt nó rồi!” Một số công ty mắc phải sai lầm tương tự. Họ nghĩ tất cả những tờ $10 đều được ai đó nhặt hết rồi.
Cơ hội vẫn luôn bỏ ngỏ
Ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho những người dân vay tiền để đầu tư kinh doanh. Từ ngày thành lập, ngân hàng này đã cho vay trên 7 triệu đôla giành cho người nghèo
Chúng ta không thể để những suy nghĩ này cướp đi những cơ hội như thế, và lẽ ra, các nhà nghiên cứu và chiến lược gia cần gặp gỡ các chuyên gia thường xuyên để tìm hiểu nhu cầu của người nghèo và những áp dụng mới cho các ý tưởng của họ.
Ngoài việc tìm kiếm các thị trường mới và phát triển sản phẩm mới, các công ty cũng có thể hưởng lợi bằng cách cung cấp cho người nghèo các sản phẩm với mức độ giảm giá cao.
Các ngành công nghiệp khác chẳng hạn như phần mềm và dược phẩm, hai ngành có chi phí sản xuất thấp, có thể đóng góp bằng cách bán sản phẩm với lợi nhuận cao ở các thị trường giàu, và hưởng lợi ít hơn, hoặc thậm chí không hưởng lợi, ở các thị trường nghèo.
Mặc dù các ngành công nghiệp khác không thể tiến hành việc định giá có phân hạng này, nhưng họ vẫn có thể được công chúng công nhận cũng như nâng cao uy tín. Những công ty tham gia chiến dịch (RED) đã tạo cho mình một thị trường khách hàng mới: những khách hàng muốn góp phần vào một mục đích cao cả. Đó có thể là lí do khiến họ mua ngày càng nhiều sản phẩm.
Không chỉ đối với khách hàng, các công ty với làm việc tốt cũng có lợi ích chủ yếu, đó là khả năng tuyển dụng cũng như duy trì đội ngũ nhân viên tốt. Ngày nay, lớp trẻ trên khắp thế giới muốn làm việc cho các tổ chức mà họ tự hào. Chỉ cần cho họ thấy rằng công ty của họ đang áp dụng chất xám vào việc giúp đỡ những người nghèo nhất, họ sẽ đáp lại bằng lòng tận tụy và sự nhiệt tình.
Tạo ra các động lực mới
Cho dù giới kinh doanh ra sức tìm kiếm hay suy nghĩ một cách sáng tạo, thế giới vẫn có những vấn đề mà những động lực của các thị trường đang tồn tại không giải quyết được.
Bệnh sốt rét là một ví dụ tốt: Những người bệnh cần thuốc hay những vắc xin mới lại là những người ít có khả năng chi trả nhất, bởi thế những loại thuốc và vắc xin đó chẳng bao giờ được sản xuất. Trong những trường hợp này, các CP và các tổ chức phi lợi nhuận có thể tạo ra những khích lệ mới.
Đây là cách thứ hai để CNTB sáng tạo cất cánh. Các biện pháp khuyến khích có thể trực tiếp như khen ngợi các công ty có thành tích trước công chúng.
Mùa hè này, một tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan tên là Access to Medicine Foundation đã xuất bản báo cáo liệt kê những công ty dược phẩm có nỗ lực lớn nhất trong việc sản xuất và chuyên chở thuốc tới người dân những nước đang phát triển.
Khi tôi nói chuyện với giới điều hành của các công ty dược, họ nói rằng họ còn muốn làm nhiều hơn cho những căn bệnh thường bị sao lãng, nhưng họ cần được ghi nhận công sức. Và bản báo cáo đã thực hiện chính xác mục đích đó.
Việc được công chúng biết tới có giá trị rất cao, nhưng đôi lúc không đủ để thuyết phục các công ty tham gia. Thậm chí quan hệ công chúng có lẽ cũng không đủ tiền để trang trải cho 10 năm nghiên cứu một loại thuốc mới.
Vì thế việc các CP tạo thêm những khích lệ về mặt tài chính là rất cần thiết. Chẳng hạn, theo một đạo luật của Mỹ năm ngoái, bất cứ một công ty dược nào phát triển phương pháp chữa mới cho những căn bệnh vốn bị lơ là như sốt rét sẽ được Cục quản lí Dược và Thực phẩm (FDA) ưu tiên kiểm duyệt hàng đầu, kể cả việc kiểm duyệt các sản phẩm khác.
Chẳng hạn nếu bạn cho ra đời một loại thuốc sốt rét mới, thuốc cholesterol kiếm lợi nhuận cao của bạn cũng có thể xuất hiện trên thị trường sớm hơn tới 1 năm. Đó là cách rất hay mà các CP có thể áp dụng để cung cấp nhiều dạng cứu trợ hơn nữa và điều chỉnh nguồn lực thị trường vào việc cứu sống nhiều người hơn nữa.
Tất nhiên, CP ở các nước đang phát triển cũng cần tạo điều kiện cho các thị trường phát triển, đem lợi ích của tăng trưởng kinh tế tới nhiều người hơn nữa.
Thực ra, tôi cũng nghe được một tranh luận khác chống lại CNTB sáng tạo: “Chúng ta không cần biến CNTB thành CNTB sáng tạo.
Chúng ta chỉ cần các CP ngừng việc can thiệp. “Vấn đề là ở chỗ các quốc gia vẫn có thể tiến hành đầu tư kinh doanh, cả trong và ngoài nước, với điều kiện đảm bảo quyền sở hữu tài sản, giảm nạn quan liêu, vv & vv…
Tuy nhiên, những thay đổi này đến rất chậm, trong khi chúng ta không thể ngồi chờ. Là một nhà kinh doanh, tôi đã thấy nhiều công ty bước chân vào những thị trường mới, ngay cả khi các điều kiện chưa phải là lí tưởng.
Là một nhà từ thiện, tôi cũng thấy sự quan tâm của chúng ta buộc chúng ta phải giúp người khác. Chúng ta càng chờ lâu, càng có nhiều người phải chịu đựng một cách vô ích.
Bước tiếp theo là gì?
Chương trình TOMS được một công ty đặt ở Santa Monica, California (Mỹ) thực hiện rất đơn giản: Bạn mua một đôi giày và họ sẽ tặng bạn thêm một đôi khác để giành tặng cho những trẻ em nghèo thật sự cần đến những đôi giày đó. Chương trình này vừa giúp tăng doanh thu của các cửa hàng, thu hút khách mua hàng và giúp đỡ được người nghèo.
Vào tháng 6 vừa rồi, tôi đã thôi vai trò hàng ngày tại Microsoft để giành nhiều thời gian hơn cho Quỹ Bill & Melinda Gates. Tôi sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo về việc làm thế nào để CP của họ tăng trợ cấp cho người nghèo, sử dụng trợ cấp một cách có hiệu quả và thu hút nhiều đối tác hơn thông qua CNTB sáng tạo.
Tôi cũng sẽ thảo luận với các CEO về những gì công ty của họ có thể làm. Có một ý tưởng là đóng góp một phần thời gian của các nhà sáng kiến hàng đầu vào những vấn đề ảnh hưởng tới những người bị CNTB bỏ lại.
Những đóng góp như thế này sử dụng lượng chất xám vốn dùng để cải thiện cuộc sống cho những người giàu nhất vào việc hiến tặng một phần cho cuộc sống của những người còn lại. Một số công ty dược như Merck và GlaxoSmithKline đã bắt đầu thực hiện điều này.
Công ty Hóa chất Sumitomo của Nhật Bản đã chia sẻ một phần công nghệ với công ty sợi của Tanzania, nhằm sản xuất hàng nghìn tấm màn – công cụ chủ yếu phòng chống sốt rét. Các công ty khác cũng đang đi theo hướng tương tự trong lĩnh vực thực phẩm, ĐTDĐ và ngân hàng.
Nói cách khác, CNTB sáng tạo đã bắt đầu chặng đường của nó. Nhưng chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Các CP có thể tạo ra nhiều khuyến khích hơn như phiếu tặng tiền FDA.
Chúng ta cũng có thể mở rộng ý tưởng thẻ báo cáo ra ngoài khuôn khổ của ngành dược phẩm và xuất bản hạng mục để các công ty được danh tiếng từ nỗ lực của mình. Người tiêu dùng có thể tặng thưởng các công ty bằng cách mua sản phẩm của họ.
Các nhân viên có thể biết chủ của họ đóng góp như thế nào. Nếu ngày càng có nhiều công ty theo bước các công ty đầu đàn trong ngành, cùng với nhau họ sẽ tạo ra sức mạnh lớn để giải quyêt những vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới.
Hơn 30 năm trước, Paul Allen và tôi sáng lập Microsoft bởi chúng tôi muốn là một phần của công cuộc đặt một chiếc máy tính lên mỗi chiếc bàn trong mỗi ngôi nhà.
10 năm trước, Melinda và tôi lập ra quỹ từ thiện bởi chúng tôi muốn là một phần của một công cuộc khác, lần này là giúp tạo dựng một thế giới mà không một ai phải sống dưới $1 một ngày hay chết vì những bệnh tật chúng ta có thể phòng chống.
CNTB sáng tạo có thể thực hiện điều đó. Tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều người tham gia và sứ mạng này.
Catherine Trần (dịch từ TIME)
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!