Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo không phải là một thuyết kinh tế mới mẻ hay to tát. Nó càng cũng không phải là sự phủ định của CNTB, nó trả lời một câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để những thành tựu mà CNTB đem lại cho cuộc sống đến được với chính những người mà nó đã bỏ rơi? Bài viết sau đây sẽ điểm lại một số sự kiện trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản sáng tạo
1831: JOHN CADBURY là một tín đồ phái giáo hữu, thành viên Hội những người không uống chất có cồn đã bắt đầu sự nghiệp bằng việc bán chocola pha chế thay cho đồ uống có chất cồn.
Chứng kiến điều kiện sống nghèo khổ, bần cùng của những người công nhân ở Anh Quốc vào thời điểm đó, con trai của ông George Cadbury đã mua một mảnh đất rộng làm nhà cho những người công nhân không có nhà ở.
Trong khu nhà đó còn có cả lớp học giành cho thanh niên, bể bơi và các dụng cụ luyện tập thể thao - những điều kiện mà đến cả chính phủ Anh quốc cũng chưa xây dựng cho người nghèo được vào thời điểm đó, hoặc giả có thì họ cũng sẽ đòi hỏi và yêu cầu một số điều kiện ngược trở lại.
1889: Ông trùm ngành thép ANDREW CARNEGIE thời đó là một trong những người đàn ông giàu nhất ở Scotland, là tác giả cuốn sách mang tên “Những nguyên lý để trở nên giàu có”. Ông nói các nhà tỷ phú phải hành xử và hành động một cách mạnh mẽ để giúp những người nghèo.
Một người đàn ông sau khi trở nên giàu có nhất thiết nên giành một phần trong số lợi nhuận khổng lồ mà mình kiếm được để giành tặng cho người nghèo bằng cách xây thư viện, công viên hoặc trường học.
Ông cho rằng những cách tặng tiền như vậy ý nghĩa với người nghèo hơn là cho họ một khoản tiền. Carnegie đã tặng tổng cộng 2509 tủ sách và 90% tài sản của mình cho việc từ thiện trước khi ông chết ở tuổi 90.
1914: HENRY FORD trả lương cho công nhân của mình 5 đôla/ngày - gấp đôi giá thông thường thời đó, ngay từ khi khi bắt đầu sự nghiệp. Ông cho rằng đó là cách để những người công nhân trở thành chính khách hàng của mình.
Tuy nhiên, ông đã bị chỉ trích gay gắt về quan điểm này. Tờ New York Times cho rằng kế hoạch đó là “cực kỳ hoang tưởng” và “chắc chắn sẽ thất bại”.
Còn tờ Wall Street Journal thì buộc tội công ty của ông đã có những “cam kết kinh tế cực kỳ ngớ ngẩn” và mang lại cho người lao động “những nguyên tắc tinh thần mà đáng lẽ họ không được có”.
1931: ADOLF BERLE và MERRICK DODD là hai luật sư đứng chung một mục phản biện trên tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review). Hai ông đã khởi xướng một cuộc thảo luận trên tạp chí Luật Harvard kéo dài 10 năm sau đó.
Luật sư Berfle thì giữ quan điểm rằng việc đầu tiên mà những nhà tư bản nên làm và phải làm ngay giữ cho chắc và đầu tư hợp lý phần lợi nhuận mà mình; còn luật sư Dodd thì cho rằng những ông chủ tư bản thật sự nên nghĩ đến những nhóm người khác như công nhân, người lao động nghèo và cộng đồng.
1960: Giám đốc kỹ thuật của hãng HP danh tiếng, kỹ sư công nghệ máy tính hàng đầu thế giới DAVE PACKARD thì nói rằng: “Rất nhiều người đã quan niệm một cách sai trái rằng các công ty tồn tại chỉ đơn thuần để tìm kiếm lợi nhuận.
Trong khi thực tế, khi một công ty ra đời và tồn tại thì giá trị của nó lại nằm ở việc mọi người đã cùng nhau làm việc, tồn tại trong một thực thể gọi là… “công ty”, để từ đó, họ có khả năng cùng nhau tạo ra những giá trị mà nếu không làm cùng nhau họ sẽ không thể tạo ra nổi.
Họ đã làm ra cái mà người ta gọi là “một sự đóng góp xã hội”. Đó mới chính là lý do thật sự và sâu sắc cho việc tồn tại các công ty, tập đoàn.
1962: DAVID ROCKERFELLER - Chủ tịch của Ngân hàng Chase Manhattan nói trong một buổi diễn thuyết rằng: “Quan điểm một ông chủ tư bản có quyền tuỳ ý sử dụng tài sản của mình, cũng như tìm kiếm thêm lợi nhuận thì đồng thời ông ta cũng bị buộc vào một số trách nhiệm xã hội đã lỗi thời.
Ngày nay, người quản lý không chỉ là người làm việc để phục vụ cho ông chủ tư bản, mà còn phải là người đại diện cho người lao động, hay sâu sắc hơn, là đại diện cho xã hội của người lao động.
Cùng thời gian này, nhà kinh tế Theodore Levitt viết một bài trên tạp chí Luật Harvard rằng “không bao lâu nữa xu thế mục đích của các hãng/tập đoàn chỉ là để kiếm ra nhiều tiền sẽ chấm dứt, thay vào đó là xu thế khẳng định sự tồn tại của các hãng kinh tế/tập đoàn là để “phục vụ cộng đồng”.
1970: Đã có khoảng 3000 cổ đông trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hàng năm của hãng GM cũng như các cổ đông lớn của hãng đã đồng loạt bầu RALPH NADER trở thành người đại diện cho một Ủy ban đại diện cho những người lao động.
Nhà kinh tế MILTON FRIEDMAN viết: “Trách nhiệm Xã hội của các hãng/tập đoàn là làm gia tăng giá trị cho lợi nhuận”.
Ông lập luận rằng trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với cổ đông của mình là ngoài việc tạo ra lợi nhuận còn phải tạo ra những lợi ích xã hội đủ để chính những cổ đông này không cảm thấy có lỗi với phần tài sản mà mình thu được.
Đó gọi là những lợi ích về cả mặt vật chất và tinh thần.
1976: Có đến 23 công ty đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ 5% (The 5% CLUB) để kêu gọi các công ty ủng hộ một số phần trăm nào đó từ lợi nhuận của công ty cho các tổ chức từ thiện. Với 220 thành viên hiện tại, các công ty đóng góp từ 2% - 5% lợi nhuận cho hoạt động của Câu lạc bộ này là General Mills, Target, Medtronic, Cargill, Northwest, Airlines, Comcast và KPMG.
MUHAMMAD YUNUS bắt đầu sự nghiệp bằng việc cho người nghèo ở Bangladesh vay vốn. Ngân hàng Grameen của ông đã tạo ra bước nhảy đột phá trong lĩnh vực kinh tế vi mô bằng việc thay đổi nhìn nhận đối với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ là những “con nợ khó đòi” mà là những khách hàng tiềm năng.
1979: WELSHMAM ROBERT OWEN mua một xưởng dệt bông ở New Lanark, Scotland. Ở đây ông đã thành lập một quĩ từ thiện giành cho những người lao động nghèo đói và ốm yếu. Xưởng của ông chỉ nhận người lao động từ 10 tuổi trở lên.
Khi những nhà đầu tư của xưởng bắt đầu lo lắng về việc liệu quĩ này có bị tiêu tốn quá nhiều tiền không, thì Owen lại cho rằng số tiền 5% tổng lợi nhuận giành cho người nghèo chả có gì đáng kể hết, lập tức, ông tìm kiếm những đối tác khác - những người sẵn sàng chia một phần lợi nhuận cho những người lao động nghèo.
1983: AMRICAN EXPRESS bắt đầu sử dụng cụm từ “cause-related marketing” để chỉ phương thức marketing mà trong đó, một phần tiền thu về từ một sản phẩm bán ra sẽ giành tặng cho một quĩ từ thiện nào đó. Một chiến dịch quyên góp tiền như vậy đã mang lại lợi nhuận bất ngờ cho hãng Statue of Liberty.
1988: Giám đốc quĩ từ thiện PAUL TUDOR JONES thành lập quĩ Robin Hood nhằm giúp đỡ những người nghèo ở New York. Từ đó mở ra kỷ nguyên và sự bùng nổ của những quĩ từ thiện do các hãng/tập đoàn ở Mỹ quyên góp. Ở Robin Hood, các khoản tiền quyên góp được kiểm soát một cách chặt chẽ và chuyển đến tận tay những người thực sự cần đến chúng.
Hương Lan (dịch từ TIME)
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!
0 comments:
Post a Comment