02 November 2007
TÊN NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ
Trong lịch sử 4000 năm của dân tộc, đất nước chúng ta đã trải qua nhiều lần thay đổi tên nước theo từng thời kỳ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về vấn đề này.
Dưới thời cai trị của Trung Quốc, Việt Nam được người Trung Quốc gọi là An Nam (南越 có nghĩa là Miền nam yên bình theo hy vọng của Trung Quốc). Khi Việt Nam độc lập, nó được gọi là Đại Cồ Việt, Đại Ngu hay Đại Việt. Năm 1802, vua Gia Long yêu cầu nhà Thanh cho phép đổi tên nước thành Nam Việt. Để ngăn sự hiểu lầm với vương quốc cổ của Triệu Đà, vua Mãn Châu nhà Thanh đảo thứ tự hai từ thành Việt Nam. Năm 1838, dưới thời Nguyễn, tên nước được đổi tạm thời thành Đại Nam. Dưới thời thực dân pháp, Việt Nam bị chia thành: Tonkin (Bắc kỳ hay Bắc Việt Nam), Annam (Trung kỳ hay Trung Việt Nam), và Cochin China (Nam Kỳ hay Nam Việt Nam)
• Thời Kinh Dương Vương: Xích Quỷ khoảng năm 2879 TCN (có nguồn nói là năm 2897 TCN)
• Thời Hồng Bàng: Văn Lang
• Thời Thục Phán An Dương Vương: Âu Lạc
• Thời Triệu Đà: Tượng Quận
• Thời Nhà Hán: chia làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam
• Thời Lý Bí, năm 542: Vạn Xuân
• Thời nhà Đường: An Nam Đô hộ phủ 618 - 907
• Thời nhà Đinh - Tiền Lê: Đại Cồ Việt 968 - 1053
• Thời nhà Lý: Đại Việt 1054 - 1399
Dưới triều vua Lý Anh Tông, nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, tên An Nam Quốc
• Nhà Hồ: Đại Ngu 1400 nghĩa là hoà bình
• Nhà Hậu Lê - Nhà Tây Sơn: Đại Việt
• Nhà Nguyễn: vua Gia Long thống nhất 2 miền nam bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường năm 1802
Dưới triều đại vua Minh Mạng (1820 - 1840) có đổi tên nước là Đại Nam
• Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946 - 1976)
• Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 đến nay)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment