Dạo này tinh thần tôi trong công việc không được tốt lắm. Công việc chán ngấy, lặp đi lặp lại, cùng với việc chết dí một chỗ trong khi những người khác thì cứ vù vù qua mặt, tìm đến những chỗ "thơm ngon" hơn trong công ty. Ngẫm đi nghĩ lại, không phải do năng lực tôi thua thiệt, cũng chẳng phải người ta giỏi giang gì hơn tôi, mà chung quy cũng chỉ vì tôi thiếu một thứ, một khả năng gì đó rất mơ hồ, tôi không biết gọi là gì cho đến khi mới đây, một đứa bạn gửi cho tôi "bí kíp" của một bậc tiền bối, phân tích các điều kiện dẫn tới thành công của các vị đế vương ngày xưa. Xin giới thiệu cùng các bạn...
HẬU HẮC HỌC
Lý Tông Ngộ (1879-1944)
Tiểu Đông Tà dịch
Lý Tông Ngộ (1879-1944)
Tiểu Đông Tà dịch
Từ lúc mới đọc sách biết chữ, tôi đã mơ làm anh hùng hào kiệt. Tìm trong tứ thư ngũ kinh, thì không thấy đâu, cầu ở bách gia chư tử, nhị thập tứ kinh, cũng không thấy. Tôi thiết nghĩ, thưở xưa kẻ anh hùng hào kiệt tất có bí kíp bất chuyền, chẳng qua ngộ tính tôi không cao, con người mình ngu ngốc, mới tìm không ra. Bởi thế, tôi càng cố công tìm kiếm, quên ăn bỏ ngủ. Rồi bất chợt, đến một năm nọ, chợt nhớ đến mấy nhân vật thời tam quốc, bất giác đại ngộ, tôi mới thốt lên rằng: “Tìm ra rồi! Tìm ra rồi! Người xưa để làm anh hùng hào kiệt, chẳng qua chỉ cần mặt dày, tâm đen mà thôi”
Anh hùng Tam quốc, đầu tiên phải kể đến Tào Tháo. Cái sở trường của Tháo chỉ ở một chổ Tâm Hắc: Tháo giết Lã Bá Sỉ, giết Khổng Dung, giết Dương Tu, giết Đổng Thừa Phục xong, lại giết cả Hoàng hậu lẫn Hoàng tử, không mẩy may bận lòng, đồng thời lại công nhiên tuyên bố: “Thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta.” Độ đen tối của cái tâm có thể nói đã đạt đến cực điểm. Có được bản lãnh như vậy, đương nhiên được xưng làm Nhất thế anh hùng.
Kế tiếp phải kể đến Lưu Bị. Cái sở trường của Bị lại nằm ở da mặt dày (Diện Hậu): Bị theo Tào Tháo, theo Lã Bố, theo Lưu Biểu, theo Tôn Quyền, theo Viên Thiệu, nhũi đông chạy tây, núp dưới trướng người khác, bất kể liêm sỉ, bình sinh lại có tài khóc giỏi. Người viết Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả Bị khéo léo vô cùng. Gặp chuyện không giải quyết nỗi, Bị liền khóc lóc một hồi, lập tức chuyển bại thành công. Bởi thế người đời có câu: “Giang sơn của Lưu Bị nhờ khóc mà có.” Đây cũng là bậc anh hùng có bản lãnh. Bị cùng với Tháo có thể xưng thành Song Tuyệt. Nhớ khi hai gã ẩm tửu luận anh hùng, một bên tâm tối hắc, một bên diện bì tối hậu. Sau một hồi đối đáp, anh chẳng hơn được tôi, tôi chẳng hơn được anh, nhìn quanh xem xét bọn Viên Bản Sơ, xét thấy bọn họ trình đê tiện chưa đủ cấp, thế nên Tào Tháo mới nói rằng: “Thiên Hạ Anh Hùng, Duy chỉ có Sứ Quân với Tháo mà thôi!”
Ngoài ra còn có một Tôn Quyền, Quyền liên minh với Lưu Bị, lại có mối thân tình là anh rể, đột nhiên Quyền đoạt Kinh Châu, chém. Quan Vũ. Cái tâm đen tối của Quyền phảng phất như Tào Tháo. Chỉ mỗi tội chưa đủ đen, Quyền cầu hòa với Thục, mức độ đen tối phải nói so với Tào Tháo còn kém một chút. Quyền cùng Tào Tháo xưng Hùng, kèn cựa nhau chẳng phân hơn thua, đột nhiên lại quỳ trước xa giá Tào Tháo xưng thần, độ dày của da mặt quyền, phảng phất tựa Lưu Bị. Chỉ mổi tội chưa đủ dày, Quyền lại cùng Ngụy tuyệt giao, xem ra độ dày còn kém Lưu Bị một ít. Quyền tâm tuy chưa đen bằng Tháo, mặt chưa dày bằng Bị, nhưng lại đen dày khiêm bị, nên không thể không tính là một anh hùng. Ba gã này, mỗi người mỗi vẻ đem bản lãnh của mình thi triển, anh không chinh phục được tôi, tôi cũng không phục anh. Thế nên thời cuộc lúc bấy giờ không thể không thành thế tam phân.
Về sau, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền lần lượt qua đời, cha con nhà Tư Mã mới nhân cơ hội ngoi lên. Có thể nói cha con nhà Tư Mã đã kết thừa tinh hoa hun đúc của bọn Tào Lưu, kết tựu được cái đại thành của Hậu Hắc Học. Hiếp đáp Cô nhi quả phụ, cái tâm đen y hệt Tào tháo. Có thể nhịn được cái nhục Cân Khuôn, độ dày của da mặt còn hơn cả Lưu Bị. Bản thân tôi khi đọc đến đoạn Tư Mã Ý nhận cái nhục cân khuôn, bất giác đã vỗ án mà kêu lên: “Thiên Hạ tất quy về Họ Tư Mã!”. Bởi thế, đến lúc này thiên hạ không thể không thống nhất. Có thể nói “Sự hữu tất chí, Lý hữu cố nhiên!” (chuyên đương nhiên phải thế!)
Gia Cát Võ Hầu, bậc thiên hạ kỳ tài, một đệ nhất nhân thời tam quốc, gặp phải Tư Mã Ý cũng phải bó tay. Võ Hầu hạ quyết tâm “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (hết sức hết lòng, đến chết mới thôi) vậy mà rút cục không lấy được một tấc đất của Trung Nguyên, phải thổ huyết mà chết. Vậy mới hay cái tài của vương tá, cũng không phải là đối thủ của Danh gia Hậu hắc học.
Tôi đem chuyện vài nhân vật, ngâm đi cứu lại, cuối cùng đã phát hiện ra bí quyết thiên cổ bất truyền. Một bộ nhị thập tứ sử có thể túm lại trong mấy chữ “chỉ có Hậu Hắc mà thôi!”. Nay xin đưa thêm vài chuyện để chứng minh.
Hạng Vũ bậc anh hùng bạt sơn cái thế, chỉ cất giọng hò hét cũng phế được địch quần ngàn người, sao lại phơi thây ở đông thành, làm trò cười cho thiên hạn! Nguyên nhân thất bại của Hạng Vũ đã từng được Hàn Tín chỉ ra: “Phụ nhân chi nhân, Thất phu chi dũng”. Chỉ hai câu mà bao quát tất cả. Cái nhân của phụ nữ, tức trong tâm bất nhẫn, gốc của bệnh này nằm ở chổ cái tâm không đen tối. Bỉ phu chi dũng, tức không nhịn được cái tức khí, căn nguyên nằm ở chổ da mặt không dày. Tại Hồng Môn Yến, Hạng Vũ đồng chiếu với Lưu Bang, Hạng Trang kiếm đã rút khỏi bao, chỉ cần một nhát cứa cổ Lưu Bang, chiêu bài “Thái Cao Hoàng đế” lập tức có thể treo lên. Vũ lại chần chừ không nỡ, rút cuộc lại để Lưu Bang chạy thoát. Trận bại Hợi Hạ, nếu Vũ vượt Ô Giang, dưỡng quân làm lại thì chưa biết ai đã thua ai. Thế nhưng Vũ lại cho rằng: “Xưa cùng Giang Đông tử đệ 8 ngàn người, vượt sông sang Tây, nay còn lại có một mình. Dẫu Cha anh Giang Đông có thương có xót ta, ta cũng còn đâu mặt mũi mà nhìn họ. Dẫu họ không nói ra, ta sao không thấy hổ thẹn trong lòng?” Những lời này quả thật đã sai lại càng thêm sai. Một câu “Không mặt mũi nhìn người” lại thêm câu “hổ thẹn trong lòng”. Rút cuộc, mặt của cao nhân làm sao dày lên được, cái tâm của cao nhân làm sao đen nỗi?
Ta lại mang bản lãnh của Lưu Bang ra nghiên cứu học hỏi. Sử Ký viết: Hạng Vũ vấn Hán Vương: “Thiên Hạ hung hung số tuế, đồ dĩ ngô lưỡng nhân nhĩ, nguyện dữ Hán Vương khiêu chiến quyết thư hùng” (Thiên hạ binh biến mấy năm đều do ở hai ta. Xin cùng Hán Vương quyết một trận thư hùng). Hán Vương cười từ chối “Ta chỉ đấu trí chứ không đấu lực.” Xin hỏi hai chữ tiếu tạ (cười từ chối) ở đâu mà ra? Khi Lưu Bang gặp Lệ sinh, Bang sai hai người con gái rửa chân, Lệ sinh trách Bang gặp người lớn còn ngồi, Bang lập tức sũy vi chi tạ. Lại nói chuyện phụ thân của Bang, khi bị Vũ bắt giam dọa giết thịt nấu canh, Bang xin chia cho y một bát. Con cái ruột của Bang, hiếu huệ lỗ nguyên, gặp lúc sở binh truy đến, Bang đủ bản lãnh đẩy xuống xe. Về sau, Bang giết Hàn Tín, giết Bành Việt, “Điểu tận cung tàn, thỏ chết thì chó cũng vào nồi”. Xin hỏi cái tâm của Lưu Bang nó như thế nào, làm sao hạng “Phụ nhân chi nhân, Bỉ phu chi dũng” như Hạng Vũ có thể mơ thấy nổi? Thái sử công viết bản ký, chỉ nói Lưu Bang hưng hoài long nhan, Hạng Vũ mắt có hai con ngươi, còn về độ dày da mặt, và sự trắng đen trong tâm của hai người một chữ cũng không nhắc đến. Như vậy có chút không hay cho lương sử.
(Xem tiếp phần 2)
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!
0 comments:
Post a Comment