Trong phần 1 chúng ta đã được Lý Tông Ngộ tiên sinh chỉ giáo về các "bí quyết" thành công của Tào Mạnh Đức, Lưu Bị, Ngô Quyền, cũng như Hán Cao Tổ Lưu Bang. Vậy các "bí kíp" này có đúng với các vị anh hùng lưu danh sử sách khác không? Hãy tiếp tục xem Lý tiên sinh chỉ giáo...
...Mặt của Lưu Bang, Tâm của Lưu Bang, so với người thường đặc biệt bất đồng, có thể xưng là Thiên túng chi thánh. Một chữ Hắc quả nhiên cao siêu từ bẩm sinh, cho đến phương diện mặt dày, còn phải thêm tí học tập. Thầy của Lưu Bang chính là một trong tam kiệt Trương Lương. Thầy của Trương Lương chính là ông lão trên cầu. Họ y bác chân truyền, tham cứu có chương từ rõ ràng. Chuyện cho sách trên cầu, ông lão có nhiều dụng ý, nhưng đều không ngoài chuyện dạy Trương Lương luyện bộ mặt dày. Việc này, Tô Đông Pha trong Lưu Hầu Luận có nói rất rõ ràng. Trương Lương là người có căn cơ, chỉ một cái, nói một tiếng đã đốn ngộ, vì vậy Ông Lão mới dung phép dạy cho người Vương giả. Cái diệu pháp vô thượng này, không phải dành cho loại độn căn hiểu được, bởi thế Sử ký có viết: “Lương nói với người khác, không ai hiểu cả. duy có mình phế công hiểu, Lương nói, có thể truyền dạy cho phế công!” Vậy mới thấy được loại học vấn này, phụ thuộc rất nhiều vào khí chất từng người. Thầy giỏi thì khó kiếm, mà đồ đệ giỏi cũng không phải dễ tìm. Khi Hàn Tín xin phong chức Tề Vương, xuýt chút nữa Lưu Bang đã làm lỡ việc. Toàn phải nhờ thầy Lương đứng cạnh chỉ điểm cho, y như ngày nay thầy giáo sửa bài tập cho học sinh. Với thiên chất của Lưu Bang, mà có lúc còn lầm lẫn, thì có thể thấy độ tinh thâm của môn học này sâu đến mức nào.
Thiên chất của Lưu Bang đã cao, học lịch lại sâu, Bang đem những luân thường như quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu phụ, bằng hữu từng cái từng cái đập tan nát, lại đem lễ nghĩa, liêm sỉ, quét sạch sành sanh. Bởi thế mới có thể thu phục quần hùng, thống nhất hải nội, truyền đời đến 490 năm, dư khí hậu hắc của Bang mới tiêu tan, tộc nhà Hán mới đoạn tuyệt.
Thời Hán Sở, có một người, mặt dày nhất, tâm lại không đen, cuối cùng thất bại. Người đó là ai? Đó chính là người ai ai cũng biết tên Hàn Tín. Chịu được cái nhục luồn trôn, múc độ dày của Tín có thể nói không dưới Lưu Bang. Chỉ mỗi tội chữ Hắc, Tín không học hỏi đến nơi. Khi làm Tề Vương, nếu Tín chịu nghe lời Cảnh Thông, thì đương nhiên sự nghiệp Tín cao miễn bàn. Tín lại cứ nhớ đến cái ơn cởi áo nhường cơm của Lưu Bang, mạo mạo mụi mụi cho rằng: “Y nhân chi y giả, ưu nhân chi ưu; Thực nhân chi thực giả, tử nhân chi sự” (đã ở cho người ta thì phải lo cái lo của người ta, ăn của người ta thì phải chết vì người ta). Cuối cùng tại trường nhạc chung thất, đầu mình li tán, bị chu di cửu tộc. Quả thật họa tự mình chuốc lấy, Tín chê Hạng Vũ là “Phụ nhân chi nhân”, có thể thấy cái tâm chưa đủ đen, làm việc tất phải chuốc thất bại. Cái nguyên nhân to lớn này, Tín vốn biết rõ nhưng bản thân Tín lại thất bại y hệt, cũng không thể trách Hạng Vũ được.
Cũng trong thời bấy giờ, có một người tâm đen nhất, nhưng da mặt lại không đủ dày, cuối cùng cũng thất bại. Người này ai ai cũng biết, đó chính là Phạm Tăng. Lưu Bang phá Hàm Dương, hệ Tử anh, hoàn quân bối thượng, không hề xâm phạm. Phạm Tăng trăm kế ngàn phương muốn đưa Lưu Bang vào tử địa. Cái tâm đen không kém Lưu Bang, chỉ mỗi tội da mặt không đủ dày, nhịn không nổi cái tức khí trong lòng. Hán Vương dùng kế của Trần Bình, ly gián quân thần bên Sở. Tăng nổi giận bỏ đi về lại Bành thành, lưng phát mụt mà chết. Phàm người làm việc lớn, sao lại để cái sân si lấn át cho được? người đời có câu “Tăng không bỏ đi, Hạng Vũ không chết”. Tăng nếu nhịn một chút, thì sơ hỡ của Lưu Bang rất nhiều, bất cứ lúc nào cũng có thể công phá. Tăng một lúc tức bực bỏ đi, vứt cả cái mạng già, cùng giang sơn của Hạng Vũ. Vì nhẫn không được một việc nhỏ mà làm hỏng của việc lớn. Tô Đông Pha gọi Phạm Tăng là nhân kiệt, không khỏi có chút quá lời.
Theo những nghiên cứu đã nói trên, môn hậu hắc học này, phương pháp rất đơn giản, nhưng sử dụng thì thần diệu vô cùng. Tiểu dụng thì đạt tiểu hiệu, đại dụng thì đại hiệu. Lưu Bang, Tư Mã Ý học xong thì thống nhất được thiên hạ. Tào Tháo, Lưu Bị mỗi người học một nữa thì cũng xưng vương xưng đế, vạch đất xưng hùng. Hàn Tín, Phạm Tăng cũng học lưng chừng nhưng không may không gặp thời, đầu thai phải lúc có người Hậu hắc khiêm bị như Lưu Bang nên đành chịu thất bại. Nhưng phải nói họ khi còn sống đều toại nguyện được xưng vương xưng hầu, hống hách một thưở, khi chết đi lại chiếm một ghế trong sử sách. Người đời sau khi bàn đến đều phân phân bình luận, vậy mới nói Hậu Hắc học quả không phụ người.
Trời sanh ta, cho ta một khuôn mặt, cái hậu nó nằm bên trong, lại cho ta một quả tim, cái hắc nó cũng ở bên trong. Nhìn bề ngoài, rộng không quá vài tấc, to không bằng cái mâm, chẳng có gì khác thường. Nhưng, nếu ta quan sát kỹ lưỡng thì mới biết cái độ dày của nó là vô hạn, cái sự đen của nó là vô đối. Phàm công danh phú quý, cung thất thê thiếp, y phục ngựa xe, không có gì là không từ đó mà ra. Tạo hóa sinh ra con người thật kỳ diệu, thật bất khả tư nghì. Độn căn chúng sanh! Thân hữu chí bảo, bỏ đi không dùng, có thể nói là cái đại ngu của thiên hạ.
Hậu hắc học phân ra ba bước công phu. Bước một “Hậu như thành tường, hắc như mụi khôi” (Dày như tường thành, đen như mụi than). Đầu tiên da mặt như một tờ giấy, từ một phân dày lên 1 tấc, từ 1 thước dày thành một trượng, thì sẽ đạt được mức dày như tường thành. Màu sắc ban đầu của tâm trắng như sữa, đổi từ trắng sữa thành xám, rồi thành xanh lam, rồi sang đến độ đen như mụi than. Đạt đến cảnh giới này có thể nói mới thành công bước đầu. vì Tường thành tuy dày nhưng có thể dùng đại pháo bắn phá, còn có khả năng vỡ. Mụi than tuy đen, nhưng màu sắc này bị người ta ghét, người ta không muốn đến gần. Bởi vậy chỉ có thể nói đây là công phu sơ bộ.
Bước hai, “Dày mà cứng, Đen mà bóng”. Người đã nghiên cứu sâu về môn hậu học, thì mặc ai công kích thế nào, họ cũng hoàn toàn bất động. Lưu Bị chính là loại người này, ngay như Tào Tháo mà cũng phải bó tay. Người nghiên cứu sâu về Hắc học thì như cái chiêu bài đã lạt màu sơn, càng đen thì người đến càng nhiều. Tào Tháo là loại người này. Cái tâm Tháo đen nổi tiếng thế mà các danh sĩ Trung Nguyên vẫn khuynh tâm quy phục, quả là “tâm đen thui, chiêu bào bóng loáng”. Có thể đạt đến bước thứ hai này, đương nhiên thành tựu khác xa bước một, nhưng vẫn lộ hình tích, hữu hình hữu sắt. Như bản lãnh của Tào Tháo, ngó qua là thấy ngay.
Bước ba “Hậu nhi vô hình, hắc nhi vô sắc”. Chí hậu chí hắc, cả trời thần lẫn hậu thế đều cho rằng không dày không đen. Cảnh giới này không dễ mà đạt được, chỉ có thể tìm trong những đại thánh đại hình thời xưa may ra mới có. Có người hỏi: “Môn học này, là gì tinh thâm đến thế?” Tôi trả lời: “Trung dung của nho gia, phải giảng đến chỗ “Vô thanh vô khứu” mới có thể ngưng; người phật môn thì phải giảng đến chỗ “Bồ đề vô thọ, minh cảnh vô đài” mới nói thành chánh quả. Chưa kể Hậu hắc học là môn bí truyền tự ngàn xưa, đương nhiên phải đạt đến “vô hình, vô sắc” thế mới là cứu cánh.”
Tóm lại Tự thời tam đại đến nay, vương hầu khanh tướng, hào kiệt thánh hiền, không thể đếm suể, hễ có thành tựu đều không thể không dựa vào môn học này. Nói có sách mách có chứng, thư sách ghi chép đầy đủ, sự thực khó bôi bác được. Độc giả nếu muốn tự tìm con đường của mình, thì cứ tự đi tìm, tự nhiên tả hữu phùng nguyên, đâu đâu cũng thấy thế thôi.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!
1 comments:
bạn ơi sao chưa có phần 3 ah, sách hay lắm cảm ơn bạn rất nhiều
Post a Comment