This is a free and fully standards compliant Blogger template created by Templates Block. You can use it for your personal and commercial projects without any restrictions. The only stipulation to the use of this free template is that the links appearing in the footer remain intact. Beyond that, simply enjoy and have fun with it!

29 May 2008

KẾ SÁCH LÀM GIÀU 2: BIẾN KHÔNG THÀNH CÓ

Kế sách "Biến không thành có" là kế sách thứ hai trong nhóm kế sách "Khởi sự kinh doanh".“Biến không thành có” thực chất là kế sách tạo dựng danh tiếng giúp cho người làm kinh doanh nhanh chóng định vị tên tuổi, phát triển thị trường trên cơ sở những giá trị sử dụng đích thực của những sản phẩm và dịch vụ mà mình đang nắm giữ.


1. Câu chuyện xuất xứ

“Thời xưa, có một ông lang tên là Diệp Thiên Sĩ, người huyện Ngô, tay nghề rất cao, đức độ cũng rất tốt. Thế nhưng vận hội không đạt, tiếng tăm chẳng được đồn xa, cửa hàng suốt ngày ế ẩm.
Một lần, Trương Thiên Sư đến huyện Ngô. Ông này chuyên làm nghề phù thủy trừ tà kiếm sống nên rất có uy quyền, đến vua cũng phải nể sợ, dân thường thì phục ông ta như thần.
Nhân cơ hội này, Diệp Thiên Sĩ nảy ra ý hay, bèn đến nhờ Trương Thiên Sư giúp đỡ. Trước Trương Thiên Sư, ông liền thể hiện toàn bộ tài năng của mình và trình bày những khó khăn mà mình đang gặp phải. Trương Thiên Sư cảm mến đức độ và tài năng của Diệp Thiên Sĩ liền nghĩ ra một cách hết sức độc đáo. Ông ghé tai Diệp Thiên Sĩ và dặn dò hết sức cẩn thận rồi hẹn đúng ngày này tháng ấy gặp lại nhau, tuyệt đối không được đến sai giờ mà hỏng việc lớn
Đúng hẹn, Diệp thiên Sĩ liền lên một chiếc thuyền và một mình chèo đến gần chiếc cầu đã ngầm hẹn trước. Vừa lúc, Trương Thiên Sư cũng ngồi kiệu đi ngang qua. Nhìn thấy thuyền, Trương Thiên Sư nhảy xuống rồi cung kính vái chào khiến người đi đường hết sức lạ lùng. Ông liền giải thích rằng mình vừa gặp một vị thiên y giáng trần giống như trong giấc mộng. Thế là tất cả những người có mặt lúc đó đều cho rằng Diệp Thiên Sĩ chính là vị thần y, tin tức lan truyền khắp nơi. Chẳng mấy chốc việc kinh doanh của Diệp Thiên Sĩ trở nên phát đạt, tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng.

2. Cốt lõi kế sách

Có những giá trị đích thực, nhưng nếu không được thiên hạ biết đến và đón nhận rộng rãi thì giá trị đó chỉ là con số không. “Biến không thành có” là thuật biến những giá trị ẩn trở thành hiện hữu qua sự nhận biết và thừa nhận rộng rãi của cộng đồng.

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:
“Biến không thành có” thực chất là kế sách tạo dựng danh tiếng giúp cho người làm kinh doanh nhanh chóng định vị tên tuổi, phát triển thị trường trên cơ sở những giá trị sử dụng đích thực của những sản phẩm và dịch vụ mà mình đang nắm giữ.

MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1.Crest - “Mang đến cho mọi người bộ răng trắng khỏe”
Khi nhắc đến sản phẩm kem đánh răng, đặc biệt là kem đánh răng ngừa sâu răng, chắc hẳn ai cũng thấy vô cùng quen thuộc. Đơn giản là vì hiện nay có tới 5 tỷ người - chiếm 80% dân số toàn cầu mắc bệnh sâu răng!
Bệnh sâu răng không phải là mới xuất hiện nhưng để tạo ra thói quen ngừa sâu răng phải kể đến công lao của hãng P&G (Procter & Gamble).
Năm 1928, chất fluor tự nhiên trong nước được phát hiện có thể ngăn ngừa sâu răng. Vào thập niên 40, các nhà phân tích ước đoán hàng năm có đến 700 triệu trường hợp bị sâu răng tại Hoa Kỳ. Điều đó khiến cho các bệnh về răng miệng trở thành một trong những vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất đối với người Mỹ. Lập tức, hãng Procter & Gamble đã bắt tay vào sản xuất kem đánh răng dựa trên công trình nghiên cứu ứng dụng của fluor và đặt tên sản phẩm là Crest.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được lợi ích ngừa sâu răng do Crest mang lại nên số lượng sản phẩm bán ra của P&G khá thấp. Bất chấp khó khăn ban đầu, P&G vẫn giữ vững niềm tin vào tương lai của Crest và chính thức tung sản phẩm này trên thị trường toàn quốc vào tháng 1/1956. P&G đã tìm một cách khác để thuyết phục khách hàng, đó là nhờ tới Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (American Dental Association-ADA) - cơ quan chức năng duy nhất có thể giúp mang đến uy tín cho sản phẩm của mình.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những kết quả thử nghiệm và các dữ liệu có liên quan, vào ngày 1/8/1960, ADA tuyên bố “Các kết quả kiểm nghiệm cho thấy Crest là kem đánh răng có khả năng ngăn ngừa sâu răng tối đa khi được sử dụng đúng cách trong việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ADA chấp nhận cho sử dụng tên tuổi của mình trong quảng cáo hàng tiêu dùng và mang lại kết quả thật mỹ mãn. Trong vòng một năm, doanh thu của Crest đã tăng gấp đôi và đến năm 1962, con số này tăng lên gấp 3, đưa Crest trở thành kem đánh răng được tiêu thụ mạnh nhất ở Mỹ.
Năm 1976, Hội Dược phẩm Hoa Kỳ (American Chemical Society) xem sự ra đời của kem đánh răng chứa fluor Crest là một trong 100 sáng chế quan trọng của thế kỷ. Năm 1999, Crest là nhãn hiệu kem đánh răng có chất làm trắng đầu tiên được ADA cấp tem chứng nhận khả năng tẩy sạch vết ố và mang lại bộ răng trắng khoẻ. Tháng 5/2004, Crest Whitestrips Premium lọt vào danh sách “150 mỹ phẩm được tiêu thụ mạnh nhất” của tạp chí Town & Country. Một tháng trước đó, sản phẩm này cũng nằm trong “166 mỹ phẩm tốt nhất” do tạp chí InStyle chọn.
Từ lần xuất hiện đầu tiên trên thị trường vào năm 1955 đến nay, Crest luôn đi đầu trong đổi mới và được xem là thương hiệu hàng đầu tại Mỹ trong suốt 45 năm qua.

2. Sự bùng nổ của iPod
Steve Jobs được biết tới trên cả hai lĩnh vực kinh doanh và công nghệ thông tin. Khả năng làm thị trường của ông cũng to lớn không kém. Những dấu ấn ông để lại trong kỷ nguyên máy tính: hết iTunes tới iPod đã cứu vãn ngành công nghiệp âm nhạc đang rơi tự do bởi tác động của các dịch vụ tải nhạc.
Hiện nay, khoảng 65% máy chơi nhạc MP3 là Apple iPods, với khoảng 2,5 triệu chiếc đã được tiêu thụ, trong khi iTunes kiểm soát 70% thị trường kinh doanh nhạc download.
Hiện tượng này bắt đầu bùng nổ sau thời điểm Steve Jobs xuất hiện trên các sàn diễn và nhún nhảy với các ngôi sao trên sàn trình diễn. Dáng vẻ năng động và vui tươi của một doanh nhân thành đạt lại hiện rõ trong mắt khán giả đồng thời cũng là khách hàng tiềm năng của Apple. Rồi Steve nhảy quanh ngôi sao nhạc pop Madonna và sau khi cô hát xong, ông chủ Apple giơ ngay sản phẩm mới của hãng, chiếc iPod nghe nhạc đang tạo thanh thế mạnh mẽ cho hãng trên thị trường thiết bị giải trí, và hô to: 'Đây chính là một Madonna khác mà tất cả các bạn đều có thể sở hữu'.
Chiếc iPod nghe nhạc nhỏ bằng 3 ngón tay đó của Steve Jobs làm đảo ngược thị trường âm nhạc thế giới bằng máy nghe nhạc iPod tí hon, biến Apple trở thành một đối thủ “đáng gờm” của các công ty sản xuất và kinh doanh kỹ thuật cao trên toàn thế giới. Với sản phẩm iPod, họ đã tạo được bước đột phá, khiến cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thiết bị âm nhạc đứng ngồi không yên.
Ý tưởng này làm thay đổi ngành công nghệ giải trí bằng cách thu gọn lại những thiết bị nghe nhạc, không còn đầu máy DVD, giàn stereo, đầu CD và các loại dụng cụ điều khiển từ xa. Ngay cả những hình ảnh kỹ thuật số và thiết bị chiếu phim cũng có thể trở thành vật dụng gia đình.


Theo MFO



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



26 May 2008

"ĐỘ" FIREFOX TOÀN TẬP

Kể từ khi phiên bản đầu tiên của Mozilla Firefox 1.5 xuất hiện, vị thế độc tôn bấy lâu của trình duyệt web Internet Explorer đã bắt đầu có dấu hiệu lung lay. Và mới đây, theo sự so sánh và đánh giá một cách tổng quát của CNET dựa trên 5 tiêu chí then chốt (sự đơn giản trong cài đặt, giao diện đồ họa, khả năng duyệt web theo tab, những tính năng mới được bổ sung, độ bảo mật cùng tốc độ duyệt web), Mozilla Firefox 2.0 đã giành chiến thắng áp đảo Internet Explorer 7 với tỷ số 5-0!
Mặc dù đang là trình duyệt có tốc độ thuộc loại nhanh nhất hiện nay, song nếu biết cách thiết lập thông số sao cho phù hợp với cấu hình máy và loại hình kết nối internet mà mình đang sử dụng, bạn còn có thể đẩy tốc độ duyệt web của Mozilla Firefox lên một "tầm cao mới". Bài này sẽ giúp bạn một số biện pháp phổ biến nhất để "độ" FireFox



1. Giảm nhiệt bộ nhớ
Firefox lúc hoạt động cũng như khi ở trạng thái minimize đều chiếm dung lượng bộ nhớ rất nhiều. Nhưng nó có một đặc điểm ít được biết đến là cho phép Windows sử dụng lại bộ nhớ khi nó không hoạt động, hay nói cách khác là Windows sẽ lấy lại RAM khi Firefox ở trạng thái minimize. Tuy nhiên tính năng này bình thường không hoạt động, để kích hoạt bạn mở Firefox, gõ lệnh about:config vào trong khung Address và bấm Enter.



Sau đó bấm chuột lên khoảng trống ở bất kỳ đâu trong cửa sổ mở ra, bạn chọn New > Boolean. Tiếp theo điền đoạn mã config.trim_on_minimize, bấm OK rồi chọn giá trị cho nó là true. Bấm OK lần nữa để xác định lại việc tạo giá trị mới cho Firefox.



Bây giờ khởi động lại Firefox bạn sẽ thấy nó không lấy nhiều RAM nữa khi bạn thu nhỏ cửa sổ trình duyệt, dung lượng RAM sử dụng sẽ giảm đi hẳn.


2. Tinh chỉnh Cache
Firefox thường lưu các cache của mỗi trang web vào bộ nhớ của nó,mục đích là để bạn có thể mở nhanh trang web trong lần đăng nhập sau hay phục hồi lại trang cũ khi bạn bấm các phím Back / Forward trong trình duyệt. Theo mặc định, giá trị cache được thành lập để có thể lưu lại trong bộ nhớ của Firefox, một cache có thể đạt dung lượng 4MB hoặc tăng lên tới 8MB. Nếu bạn duyệt nhiều trang web thì máy sẽ cần dung lượng RAM rất lớn - "mà lượng tài nguyên này chỉ dùng duy nhất cho 2 phím Back / Forward" , đó là một điều hết sức lãng phí.



Để tăng tốc Firefox bằng cách hạ cache của nó xuống, bạn gõ lệnh about:config vào trong khung Address để mở cửa sổ điều chỉnh. Trong khung Filter, gõ browser.sessionhistory.max_total_viewers rồi bấm Enter. Sau đó bạn bấm đôi lên giá trị Value rồi đổi sang 0.
Tiếp tục với giá trị với giá trị browser.cache.memory.enable, bấm đôi lên chữ true để đổi nó sang giá trị false. Sau đó bấm chuột lên khoảng trắng bất kỳ đâu trong cửa sổ mới mở ra, chon New > Boolean, điền đoạn mã browser.cache.memory.capacity. Bấm OK rồi chọn giá trị cho nó là true. Bấm OK lần nữa để xác nhận lại việc tạo giá trị mới cho Firefox.

3. Tăng tốc load web
Tốc độ load một trang web ngoài việc phụ thuộc đường truyền còn phụ thuộc vào trình duyệt, vì vậy mới có nhưng trình duyệt nhanh như tên bắn cỡ K-Ninja hay rùa bò như SpaceTime 3D. Trong trình duyệt, ngoài vấn đề với các cách hiển thị hình ảnh, âm thanh và các hiệu ứng còn có cách mà trình duyệt tương tác với máy chủ nữa, và đây là cái khiến cho cả trăm trình duyệt không cái nào giống cái nào.

Firefox đôi lúc nhanh không thể tưởng tượng nổi nhưng cũng có lúc nó chậm đến dễ sợ, đơn giản chỉ vì gặp những trang web dễ tính thì nó load rất nhanh còn với những trang khó tính, đòi hỏi nhiều cái thì nó lại load rất chậm. Các cách dưới đây sẽ giúp Firefox của bạn mở một trang web nhanh hơn bằng cách tăng các kết nối với trang web đó.
- Giảm thời gian chờ: bấm chuột phải lên khoảng trống, chọn New > Integer, tạo một filter mới với nội dung là nglayout.initialpaint.delay và đặt value cho nó là 50. Lựa chọn này sẽ cho phép Firefox load ngay website mà không cần chờ 0,25 giây như trước nữa. Vào New > Boolean và tạo filter mới tên là content.notify.ontimer sau đó chọn value là true. Tạo một Integer có tên content.notify.interval và đặt giá trị là 1000000.
- Tăng lượng data tải về: bình thường thì Firefox sẽ tải trang web về theo từng gói dữ liệu. Bạn hãy tăng tốc load web bằng cách tăng dung lượng gói data tải về. Tạo một Integer với tên content.max.tokenizing.time và đặt value là 9000000. Sau đó tại thêm một Boolean với tên content.interrupt.parsing và đặt giá trị cho nó là true.
- Giảm thời gian tương tác với người dùng: tức là khoảng thời gian Firefox hiển thị các thông tin load web cho bạn, nếu giảm thời gian này xuống, tốc độ mở trang web sẽ nhanh hơn. Tạo một Integer tên content.switch.threshold và đặt value là 3000000.

4. Tăng tốc server
Để load nhanh một trang web bạn cần phải tăng tốc kết nối Firefox với trang web lên con số cao nhất có thể được. Theo mặc định, con số kết nối này của Firefox là 24, tuy nhiên chúng ta có thể tăng lên mức tối đa mà Firefox cho phép để việc mở trang web nhanh nhất.
Trong khung Filter, bạn gõ từ khóa network.http.max-connections, sau đó bạn tăng value lên 64. Tiếp tục tìm network.http.max-persistent-connections-per-server và network.http.max-persistent-connections-per-proxy rồi đổi giá trị của nó lên thành 8.

5. Giảm thời gian tương tác

Khi Firefox load một trang web, nó thường tạo ra một loạt các liên kết để tải dữ liệu từ trang web đó và trang web của bạn sẽ được tải về bằng nhiều đường truyền, mỗi đường truyền thường được đặt một giới hạn thời gian tương tác. Vì vậy muốn Firefox nhanh hơn, bạn có thể giảm thời gian tương tác này xuống.
Tìm từ khóa network.http.request.max-start-delay rồi hạ giá trị của nó từ 10 còn xuống 0. Tạo tiếp một Integer với tên network.http.pipelining.maxrequests và đặt value là 128. Cuối cùng tìm từ khóa network.http.proxy-pipelining và networl.hppt.pipelining rồi đổi giá trị thành true.

6. Thiết lập thông số tối ưu
- Máy có cấu hình mạnh, sử dụng ADSL:

-Máy có cấu hình mạnh, sử dụng dial - up modem:

- Máy có cấu hình yếu, sử dụng ADSL:

-Máy có cấu hình yếu, sử dụng dial - up modem:

* Ở đây, máy có CPU từ 1.5 GHz trở lên + RAM từ 512 MB trở lên là có cấu hình mạnh, còn lại được xem là cấu hình yếu.

7. Xóa các config
Theo mặc định, khi tạo một config cho Firefox thì bạn không thể xóa nó được. Để khắc phục, nếu có một config nào mà bạn lỡ tay tạo sai thì để xóa nó đi, bạn bấm chuột phải lên nó rồi chọn Reset. Khởi động lại Firefox thì config đó sẽ bị xóa.



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



25 May 2008

ĂN XIN CÔNG SỞ: MỘT BIẾN THÁI ĐẠO ĐỨC MỚI?

1. Lừa đảo công khai kiểu bình thường

Trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội) có một quán cơm. Họ chỉ bán hàng vào buổi trưa, cơm ở đây khá ngon và giá cả cũng hợp lý, khách lúc nào cũng đông nườm nượp, chủ yếu là công chức làm việc tại các văn phòng gần đó. Cơm ngon, khách lịch sự, chủ quán vui vẻ, hè phố rộng rãi… nói chung khó tìm được một nơi ăn trưa tốt như thế. Chỉ mỗi cái tội bị những “cái bang” đường phố “khủng bố”. Tôi nói như vậy không mang hàm ý miệt thị hay khinh rẻ những con người có vẻ thân phận kia. Nhưng tôi cũng không thể có cảm tình hay chấp nhận kiểu xin ăn một cách lỗ mãng của họ. Thật sự không thể, nếu không muốn nói rất bực mình! Ở chừng mực nào đó, họ như những kẻ lừa đảo công khai.


Cái chuyện ăn xin ở phố phường bây giờ đã thành quá quen thuộc. Họ là ai? Có phải là những người mất khả năng lao động, bệnh tật, thiểu năng..? Không! Ít ra là không hoàn toàn như vậy! Những người ăn xin tôi mới gặp đây - họ khỏe mạnh, hoạt bát như bất cứ người bình thường nào. Phải nói rằng, họ còn tinh ranh và khôn ngoan hơn rất nhiều người bình thường. Nhưng, họ lại ăn xin! Thật kỳ cục và vô lý, thế nhưng đó đã trở thành hình ảnh quá quen thuộc ở phố phường.

Cái cung cách xin của họ cũng khác xưa rất nhiều. Họ không đánh vào lòng trắc ẩn, không làm cho người khác thương hại mình, cũng không tạo cho mình một hình thức thảm hại… mà họ “khủng bố”. Dùng từ “khủng bố” ở đây cũng không có gì quá đáng. Ai đời người ta đang ăn cơm, thì mình lại đứng ở cạnh, luôn miệng xin. Đại loại như: Chú ơi! Cô ơi! Anh ơi! Cho tôi xin miếng thịt, cho tôi xin bát cơm… Cứ thế họ đứng cạnh nài nỉ, kiên nhẫn, trơ trẽn, lì lợm, bặm trợn, ngỗ ngược… Bằng mọi cách gây phiền nhiễu cho người bị xin. Trời đánh còn tránh miếng ăn! Ấy là các cụ dạy thế, và bọn họ biết lợi dụng cái lúc thật nhạy cảm kia để hành nghề. Quả thực, lúc đó không cho không được, mà có lớn tiếng đuổi người ta thì thành ra mình ác quá. Thế là cho, nhưng đang ăn cơ mà. Không thể trút cho họ những miếng thức ăn trên bàn. Thế là phải cho cái khác – tiền chứ còn gì nữa. Còn nếu ai không cho, họ cứ đứng đó – đứng mãi – đứng một cách thách thức – đố các người ăn ngon miệng đấy. Hờ! Hờ! Tôi chơi cái kiểu ấy cho biết mặt! Có tức cũng đố dám buông bát mà mắng.

Cũng có vị nóng tính quát lớn: "Cút ngay!" Tức thì cả cái quán cơm hè phố, toàn những trí thức, áo trắng cổ cồn đổ dồn mắt về người đó. Và chỉ đợi có thế, vị ăn xin nọ nhăn nhó, rũ xuống, chảy ra, tan ra, bê bết ra… theo kiểu ăn vạ. Người vừa quát sợ tái mặt vì nhỡ nó lăn đùng giãy đành đạch thì mất mặt phải biết. Thôi thì quẳng cho vài đồng biến đi cho đỡ tức.

Đấy mới là một dạng chơi kiểu lỳ, còn một dạng khác chơi kiểu bẩn mới trên tài. Nào, ta ăn mặc rách rưới, đầu tóc rối mù, quần áo hôi thối… nói chung cái gì liên quan đến bẩn là bôi vào người. Thế rồi các ngươi đang ăn à!? Ta đứng cạnh cho biết mặt! Hờ hờ… Chơi kiểu này có vẻ hơi cùn nhưng hiệu quả ngay lập tức. Miếng cơm, đĩa thịt trên bàn các ngươi sẽ trở nên vô nghĩa vì ta đang bẩn. Có cho không thì bảo?! Tất nhiên, gặp kiểu thế chỉ còn cách cho vài đồng rồi “xin” anh (chị, cháu, cô, bác…) đi cho tôi còn ăn. Thế là ta thắng! Thắng một cách tuyệt đối. Đừng tưởng, cánh ăn mày chúng tôi chỉ có cách làm các người thương hại đâu nhé, cách ấy xưa rồi, con người ta bây giờ khó xúc động bằng trái tim thì ta cho các người căng thẳng cái óc, mệt óc, nhọc óc… phải xì tiền ra. Hà hà… Cách này thật hiệu quả!

Và cũng không chỉ ở cái quán cơm ở phố Lý Thường Kiệt kia đâu, ngay ở cái thành phố Hà Đông nhỏ nhắn, cứ mỗi buổi sáng ngồi uống cà phê ở đó đếm cũng phải vài chục lượt các vị ăn mày kiểu khủng bố ấy đi qua. Thứ nhất là các “cái bang nhí”. Chúng bé nhưng thật tinh ranh, nhìn chúng sẽ thấy rõ việc đi “khất thực” kia đã trở thành nghề và cái nghề này chắc chắn do những kẻ lớn xác đào tạo. Chúng bị những kẻ lớn xác nhưng lười nhác, tàn độc lợi dụng để kiếm tiền. Sự trong trắng ngây thơ vốn có của chúng biến mất, thay vào đó là bộ mặt lì lợm, ráo hoảnh và đóng kịch một cách rất bài bản. Chúng sấn tới, chìa cái mũ ra và xin: chú ơi, cho cháu xin vài đồng… Nếu ai đó rút tiền ra cho ngay vì thương hại, tôi xin cam đoan chỉ một phút sau lại một “cháu” nữa xuất hiện để diễn lại cái kịch bản kia – cho cháu xin vài đồng. Và thế là cả buổi sáng nếu cứ ban phát như thế tôi cũng xin cam đoan các vị sẽ mất không dưới trăm ngàn, vì chúng đông vô kể.

Còn nếu các vị không cho ư? Được rồi, các “cháu” sẽ có cách: đứng như trời trồng, đứng mặt lạnh te, đứng không thèm xin nữa, đứng cho đến mặt trời lặn cũng được… Và tất nhiên cuộc cà phê buổi sáng của các chú sẽ mất hết sự thú vị vì có một chú (cô) nhóc đứng “hầu” lì lợm như thế. À, nếu vị nào trợn mắt, quát lên thì tự mà xét lại bản thân đi nhé. Trông lịch sự thế kia, có vẻ nhiều tiền thế kia mà lại không cho một đứa trẻ ăn mày một đồng à. Còn nếu, vẫn không cho mà thi gan với “cháu” thì cũng có cách như: thôi thì chú cho cháu xin điếu thuốc, hoặc cháu khát quá cho cháu xin cốc nước, rồi thì chú có mỏi lưng không cháu xoa bóp cho…, nói chung các “cháu” sẽ làm phiền các vị bằng đủ mọi chiêu thức: tình cảm, thách thức, đổi chác… Cứ thế đến bao giờ chịu xì tiền ra thì thôi.

Đó mới chỉ là đám trẻ ranh, một lát sau lại xuất hiện một già, một trẻ cả hai đều rách rưới, méo xệch. Rồi cũng lại diễn vở kia. Ừ thì nếu các vị lại xì một ít tiền lẻ ra cho xong chuyện. Thì, một lát sau, cũng lại xuất hiện một già một trẻ khác, hoặc hai trẻ, hoặc một già, hoặc hai già… tất cả vẫn diễn cái vở kia. Có ông bạn của tôi đã thống kê từ 8h đến 9h30p sáng, cả thảy 14 vị “ăn mày” kiểu thế đi qua. Anh ta thốt lên: nước mình nhiều ăn mày thế! Và vội vã sửa lại: nước mình nhiều người làm nghề ăn mày thế! Xem ra cách sửa của ông bạn tôi là đúng. Họ không phải ăn mày, họ là những người hành nghề ăn mày. Tất nhiên việc hành nghề ăn mày không xa lạ và cũng không chỉ ở nước mình, nhưng tôi tin ở ta có lẽ nhiều hơn cả. Rồi cũng có vị nhà báo đổ công tìm hiểu, xâm nhập vào thế giới cái bang kia, viết ra những phóng sự về họ và rồi cũng ngao ngán thốt lên: sao cuộc đời nhiều thứ lạ thế! Chỉ khổ những người phải đi ăn xin thật, mà không biết ở phố phường này còn người đi ăn xin thật nữa không?

Quả đúng thế, những người đi ăn xin thật có lẽ không còn nữa. Bởi nếu phải đi ăn xin thật, họ sẽ chẳng bao giờ như vậy. Và khi ta móc một đồng tiền lẻ để đưa cho những vị ăn mày kia, bỗng chúng ta nghi hoặc: có lẽ mình bị lừa. Phải nói rằng, ai cũng mang một cảm giác bị lừa khi bố thí cho một vị cái bang ngoài đường phố. Nhưng cũng phải cho họ nếu như không muốn bị phiền toái. Vì thế, gọi họ là những kẻ lừa đảo công khai cũng không có gì sai.

Có người bảo, cái gì làm mãi cũng sẽ thành nghề. Nhưng tôi thấy, nếu ăn xin là một nghề thì đó sẽ là một sự sỉ nhục lớn nhất đối với loài người. Vì cái phương thức lao động bẩn thỉu kia đã hạ con người xuống dưới mức động vật!

2. Lừa đảo công khai kiểu công sở

Tôi xin chuyển câu chuyện từ hè phố Lý Thường Kiệt vào công sở nhà nước. Vì ở đó cũng không ít các vị ăn mày, hay lừa đảo kiểu công khai ngoài đường phố kia. Tôi nói ở công sở nhà nước vì nếu cái công sở ấy của tư nhân hay nước ngoài người ta sẽ không bao giờ chấp nhận. Chỉ có ở những công sở nhà nước, đặc biệt ở những cơ quan sống bằng ngân sách nhà nước mới có. Họ là ai? Thật khó nhận ra vì họ không phải cái bang ngoài đường phố, họ không ăn mặc rách rưới, hay có kiểu đứng thi gan với thần kinh người khác. Bề ngoài họ cũng như bất kỳ chúng ta, những công chức mẫn cán với công việc. Thậm chí bề ngoài của họ còn hào nhoáng và miệng lưỡi của họ còn lọc lõi hơn những người bình thường khác.

Bao giờ họ cũng nói: tôi đã cống hiến ngần ấy năm ở ngành mà chỉ được hưởng như thế thôi ư? Chế độ nhà nước thật eo hẹp, thật ít ỏi so với những gì tôi đã cống hiến cho công việc! Tôi chưa thấy mức lương nào thấp như ngành của tôi v.v và v.v.

Nhưng, kì thực những kẻ như thế và ở cái vị trí của ngành kia nếu có hoặc không có anh ta cũng thế. Thiếu đi vị trí của anh ta mọi việc vẫn diễn ra bình thường, nếu không muốn nói còn tốt hơn. Anh ta chẳng làm việc gì, hoặc chẳng bao giờ được giao một việc gì nhưng sẽ chẳng ai đuổi anh ta vì chưa đến tuổi nghỉ. Và cũng chẳng một thủ trưởng cơ quan nhà nước nào muốn dây vào kiểu người như thế.

Có vị thủ trưởng của một cơ quan nhà nước đã đúc rút như sau: đó là những bộ “hài cốt” của cơ chế, tôi không bao giờ đụng vào họ. Cứ để họ nhận lương cho đến lúc về hưu cho êm chuyện. Đúng là không thể đuổi họ, vì đối chiếu với tất cả những tiêu chuẩn của một công chức, họ đều đầy đủ: bằng cấp, tuổi tác, sức khỏe… tất cả đều ổn, chỉ mỗi cái chuyên môn hoặc sự năng động là không có, mà nếu có họ cũng chẳng bao giờ thể hiện ở công sở cả.

Cũng có vị thủ trưởng vì muốn thay đổi sự thật buồn bã này đã làm một cuộc thanh lọc, hay vẫn thường được gọi: tinh giản biên chế. Vì thế hơn chục người được đưa vào danh sách tinh giản kia. Nhưng ngay lập tức vị thủ trưởng có cái đầu muốn thay đổi ấy gặp phiền toái và gặp cả sự thi gan lỳ lợm của họ. Hàng trăm lá đơn khiếu nại, kể lể, tố cáo được gửi đi. Rồi hàng ngày anh ta phải chịu những trận “khủng bố” bằng miệng lưỡi của những vị thừa nọ. Và nó thể hiện ở mọi hình thức cũng na ná với những tay ăn mày lì lợm ngoài phố.

Họ gõ cửa và dõng dạc lên tiếng: tôi muốn gặp thủ trưởng, tôi muốn hỏi cho ra nhẽ tại sao chúng tôi lại phải nghỉ sớm, chúng tôi đã cống hiến ngần ấy năm, chúng tôi đến cơ quan này trước anh rất nhiều, chúng tôi đã qua bao đời thủ trưởng mà chưa bao giờ có chuyện như vậy… Cứ thế, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, sáng trưa chiều tối, ở cơ quan cũng như nhà riêng, tất tần tật họ muốn hỏi cho ra nhẽ. Chỉ khổ cái vị thủ trưởng muốn đổi mới kia ăn không ngon, ngủ không yên vì sự “khủng bố” một cách không khoan nhượng của họ. Và cuối cùng, anh ta xin đầu hàng! Không thể loại bỏ được những bộ “hài cốt” ấy. Thôi thì lựa mà làm, nếu có phải trả lương thì cũng là tiền của nhà nước chứ có phải của anh đâu. Cứ đà này không khéo cái ghế thủ trưởng cũng lung lay thì thiệt. Kệ! Cứ lựa mà làm cho yên.

Thế rồi mọi chuyện lại phải bình thường. Những vị có thể gọi là ăn mày kia vẫn ở lại và vẫn cái điệu đã nhiều năm cống hiến ấy, họ vẫn lĩnh lương, đến kỳ vẫn tăng lương đều đặn. Buổi sáng họ đến cơ quan “làm việc”, buổi chiều họ lại đi uống bia và lại cái giọng cống hiến kể lể ấy. Tất cả những người như thế - kiểu ăn mày công sở ấy chúng ta đều nhận ra khi được làm việc với họ. Và chúng ta đều thấy: nếu thiếu họ, công việc vẫn bình thường và còn tốt hơn. Nhưng chẳng ai nỡ hành động vì họ là ăn xin mà, ai lại đối xử tàn nhẫn với một kẻ ăn mày!

Nếu đem ra so sánh, những kẻ ăn mày ngoài đường phố có lẽ còn phải bỏ nhiều công sức hơn vì ít nhiều họ còn phải đóng kịch và chịu đựng sự coi thường. Nhưng ở đây, những vị ăn mày cao cấp này vẫn bóng lộn, vẫn kiêu ngạo, chẳng thèm đóng kịch nhưng vẫn xin được.

Và nếu có giống nhau chỉ có một điểm: đó chính là sự “khủng bố”.

A Sáng (Vietimes)




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



24 May 2008

NHÀ LÊ SƠ (1428-1527): QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT, KINH ĐÔ ĐÔNG ĐÔ - PHẦN 1

Sau khi chiếm được Đại Việt, quân Minh chia nước ta thành quận huyện để cai trị. Chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, cuộc sống vô cùng cực khổ.

Ngày Mậu Thân, tháng Giêng năm Mậu Tuất (7/2/1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người, cháu nội của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là Trần Nguyên Hãn và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia.



Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc kháng chiến trường kỳ, kéo dài suốt 10 năm. Có lúc nghĩa quân bị bao vây, quân tướng chỉ còn mấy trăm người, không còn lương thực, phải đào củ chuối và giết ngựa mà ăn. Lê Lai đã cải trang giống Lê Lợi "liều mình cứu chúa" để Lê Lợi thoát khỏi vòng vây tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh. Theo kế sách của tướng quân Nguyễn Chích, Lê Lợi đã đưa quân vào Nghệ An, nơi đất rộng người đông, nhân dân có truyền thống yêu nước và bất khuất, nên đã đưa nghĩa quân Lam Sơn bước vào thời kỳ phát triển mới.
Cuộc kháng chiến trường kỳ đó ban đầu là một cuộc chiến tranh nhân dân, dùng chiến thuật du kích để tiêu hao sinh lực địch. Nghĩa quân mạnh dần lên, đã dùng kế sách "vây thành diệt viện" kết hợp với thuyết phục giặc đầu hàng. Quân ta bao vây thành Đông Quan (Hà Nội), nhà Minh sai tướng An viễn hầu Liễu Thăng dẫn 100 nghìn quân sang cứu viện. Nghĩa quân tổ chức phục binh ở ải Chi Lăng (Lạng Sơn), tướng Trần Lựu chém đầu Liễu Thăng. Quân ta đưa ấn tín, cờ tiết của Liễu Thăng vào thành Đông Quan cho giặc Minh biết. Tướng giặc Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng.

Ngày 16/12/1427, Lê Lợi - Nguyễn Trãi cho Vương Thông đến "Hội thề Đông Quan". Chúng thề không bao giờ dám xâm phạm Đại Việt nữa.

Lê Lợi - Nguyễn Trãi lấy đức hiếu sinh, cấp lương thực cho 100 nghìn quân Minh được an toàn rút về nước.

Ngày 3/1/1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Lê. Sử gọi là Hậu Lê để phân biệt với Tiền Lê 980-1009 do Lê Hoàn sáng lập.

1. Lê Thái Tổ (Lê Lợi, 1428-1433)

Lê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Sau hội thề Đông Quan, ngày 29/12/1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3/1/1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi.

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại điện Kính Thiên xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương" đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố "Bình Ngô đại cáo" - đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:

"... Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

"Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: "Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp..."

Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng Tám năm Quý Sửu - 1433, hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hoá, trị vì được 5 năm.

2. Lê Thái Tông (Nguyên Long, 1433-1442)

Lê Thái Tông tên huý là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần, lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình.

"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua thiên tư sáng suốt nối vận thái bình: bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ, xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy hoạ..."

Lê Thái Tông lên ngôi vua mới 11 tuổi, còn quá trẻ lại phải đối phó với tình hình triều đình khá phức tạp. Mâu thuẫn và chia rẽ giữa hai lực lượng: một bên là các công thần khai quốc, đứng đầu là Đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân; một bên là những quan lại khoa bảng. Mặc dù vậy Thái Tông vẫn đủ bản lĩnh để không cho các đại thần hoàn toàn thao túng.

Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442, Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8, vua về đến Lệ Chi Viên - vườn vải huyện Gia Định - nay thuộc Gia Lương, Bắc Ninh. Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, được vua yêu quý và luôn phải theo hầu bên cạnh vua. Đêm đó Thái Tông bị bạo bệnh chết đột ngột khi mới 20 tuổi. Bọn gian thần trong triều vu cho Nguyễn Thị Lộ tội ám hại vua, rồi khép Nguyễn Trãi vào án "tru di tam tộc". Ngày 16 tháng 8, Nguyễn Trãi và ba họ bị hành hình. Chỉ có một người thoát chết là bà Phạm Thị Mẫn, một người thiếp khác của Nguyễn Trãi đang mang thai, được học trò của ông đưa trốn sang Lào. Bà Mẫn đẻ ra Nguyễn Anh Vũ. Sau này, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi. Nguyễn Anh Vũ được vua trọng dụng. Ông Nguyễn Văn Cừ, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương là "hậu duệ" thuộc dòng họ ở Tiên Du, Bắc Ninh của Nguyễn Trãi.

Vua Lê Thái Tông mất mới 20 tuổi, nhưng đã có bốn con trai do bốn bà vợ sinh ra. Bà Chiêu Nghi Dương Thị Bí sinh ra Nghi Dân; bà Thần Phi Nguyễn Thị Anh sinh ra Hoàng tử Bang Cơ; bà Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Giao sinh ra Hoàng tử Tư Thành - sau này lên ngôi vua, hiệu là Lê Thánh Tông; và một bà vợ khác sinh ra Cung Vương Khắc Xương.

3. Lê Nhân Tông (Bang Cơ, 1442-1459)

Lê Nhân Tông tên huý là Bang Cơ, con thứ của Lê Thái Tông, sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu - 1441. Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu - 1441 được lập là Hoàng Thái tử, ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất - 1442 lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Lúc đó Lê Nhân Tông mới 2 tuổi, Thái hậu Tuyên Từ phải buông rèm nhiếp chính.

Tháng 11 năm Quý Dậu - 1453, vua 12 tuổi, Thái hậu trả quyền chính cho vua rồi lui về ở cung riêng. Vua đổi niên hiệu là Diên Ninh, đại xá cho thiên hạ. Người đời bấy giờ ca ngợi tài năng và đức độ của vua.

"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú, đàng hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi, giết hại. Thương thay!".

Trước kia, Dương Thị Bí là mẹ Nghi Dân có tội với Lê Thái Tông, nên Nghi Dân không được lập làm thái tử, mới ngầm chứa mưu gian nhòm ngó ngôi báu, cùng bọn đồng đảng là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng cầm đầu bọn vô lại côn đồ, đêm ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão - 1459 bắc thang chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ Hoàng thái hậu.

Lê Nhân Tông bị giết chết lúc mới 19 tuổi, làm vua được 17 năm.

Nghi Dân tự lập làm vua, nhưng chỉ 8 tháng sau lại bị các đại thần là Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết bọn phản nghịch, giáng Nghi Dân xuống tước hầu, rồi lập Hoàng tử Tư Thành lên làm vua, đó là Lê Thánh Tông.



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



NHÀ HẬU TRẦN (1407 - 1414)

1. Giản Định Đế (Trần Ngỗi, 1407-1409)

Trần Ngỗi là con thứ của Trần Nghệ Tông, cuối thời Hồ đã khởi binh khôi phục nhà Trần, ở ngôi được 2 năm. Vua không có tài dẹp loạn, lại nghe gian thần giết oan 2 vị trung thần là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, nên tự chuốc lấy hoạ diệt vong.




2. Trùng Quang Đế (Trần Quý Khoáng, 1409-1414)

Trần Quý Khoáng là con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu nội của vua Trần Nghệ Tông, gọi Giản Định đế bằng chú ruột.

Đặng Dung là con Quốc công Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Dị là con Tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân căm giận vì cha bị giết oan, mới đem quân Thuận Hoá về Thanh Hoá đón Trần Quý Khoáng đến Nghệ An làm vua là Trùng Quang Đế để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Tháng 3/1413, vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu sang điều đình với quân Minh. Trương Phụ muốn uy hiếp tinh thần của Nguyễn Biểu đã sai quân dọn một bữa tiệc đặc biệt, bằng cách cho bê một mâm cỗ đặt trên một chiếc sập gụ mầu nâu sẫm, cạnh mâm là một nậm rượu và cái chén đặt ngay ngắn trên khay khảm xà cừ.

Khi người lính hầu nhấc chiếc lồng bàn ra thì lúc đó Nguyễn Biểu sửng sốt: mâm cỗ quái đản và ghê tởm: một chiếc đầu người đã luộc chín.

Không chút do dự, Nguyễn Biểu ngồi xuống sập, ung dung rót rượu. Sau tợp rượu khai vị, Nguyễn Biểu cầm đôi đũa ngà moi đôi mắt chấm vào muối nuốt một cách ngon lành. Sau khi cạn chén rượu, Nguyễn Biểu cười kiêu hãnh nói một mình như nhắn bảo cho Trương Phụ biết:

"Không mấy khi người Nam được ăn đầu người Bắc", rồi Nguyễn Biểu rung đùi ngâm bài thơ ứng khẩu:

Ngọc thiệt trân tu đã đủ mùi,
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn chưa béo
Thịt gụ gan lân cũng kém tươi,
Cá lối lộc minh so cũng một,
Vật bày thỏ thú bội hơn mười,
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn,
Tráng sĩ như phàn tiếng để đời.

Đọc xong bài thơ, Nguyễn Biểu ung dung buông đũa đứng dậy. Khi nghe quân hầu thuật lại về Nguyễn Biểu với mâm cỗ đầu người. Trương Phụ tròn xoe mắt kinh ngạc. Để tỏ ra mình cũng biết trọng những kẻ có tài năng, khí phách. Trương Phụ lấy lễ tiếp đãi Nguyễn Biểu, rồi tiễn chân sứ giả ra về.

Khi Nguyễn Biểu ra về rồi, tên Việt gian Phạm Liêu ton hót: "Ngài muốn lấy nước Nam mà tha người ấy về thì làm sao mà xong việc được". Trương Phụ nghe ra, bèn hạ lệnh cho quân lính đuổi theo đoàn sứ giả, bắt Nguyễn Biểu trở lại.

Quân giặc bắt Nguyễn Biểu quỳ lạy Trương Phụ. Nguyễn Biểu hất tay bước tới chỉ thẳng vào mặt Trương Phụ mà quát mắng:

"Trong bụng toan tính việc đánh chiếm nước người ta, ngoài mặt lại phô trương là quân nhân nghĩa, trước nói là lập con cháu họ Trần, bây giờ lại đặt quận huyện, không những cướp bóc của cải lại còn giết hại nhân dân, bọn mày thật là lũ giặc bạo ngược".

Thấy không khuất phục được Nguyễn Biểu, Trương Phụ ra lệnh giết sứ giả.

Tháng 4 năm Giáp Ngọ - 1414, do quân ít không thể chống lại được với quân Minh, Trương Phụ, Mộc Thạch cho quân bao vây đã bắt được Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Suý giải về Trung Quốc, trên đường đi vua tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách, nhà Hậu Trần chấm dứt từ đó.




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



NHÀ HỒ (1400 -1407)

Hồ Quý Ly là bố vợ của vua Trần Thuận Tông. Ngày 15 tháng 12 năm Giáp Tuất - 1394, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly lên làm phụ chính Thái sư, thâu tóm toàn bộ quyền bính để dễ đường cướp ngôi vua.
- Tháng 11 năm 1397 Hồ Quý Ly bức vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô.
- Tháng 3 năm 1398 ép Thuận Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Án (tức Trần Thiếu Đế), mới 3 tuổi, để đi tu ở cung Bảo Thanh tại nuí Đại Lại (Thanh Hoá). Hồ Quý Ly xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại Vương, rồi sai người giết con rể là Thuận Tông.
- Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn - 1400, Hồ Quý Ly bức Thiếu Đế nhường ngôi, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, kinh đô ở Tây Đô (Thanh Hóa)



1. Hồ Quý Ly (Thánh Nguyên, 1400-1401)

Hồ Quý Ly tự là Thánh Nguyên, cháu 16 đời của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, vốn gốc thuộc tộc Việt ở Chiết Giang, phương nam Trung Quốc, đời Hậu Hán (thời Ngũ Qúy) sang làm Thái thú Diễn Châu, sau định cư ở hương Bào Đột (Nghĩa Đàn, Nghệ An).

Hồ Quý Ly là nhân vật thông minh lỗi lạc, ông đã đề ra nhiều cải cách táo bạo. Ông ra sách Minh Đạo để phê phán hệ tư tưởng Tống Nho, phục vụ cho những cải cách mới như hạn điền, hạn nô, sa thải tăng lữ để hạn chế phong kiến quý tộc, đồng thời tăng thêm lực lượng lao động xã hội góp phần giải phóng sức sản xuất, sức lao động.

Nhà Hồ cho đo đạc lại ruộng đất, điều tra dân số để nắm chắc tài sản và sức lao động toàn xã hội, phát hành tiền giấy, giải quyết khó khăn về tài chính quốc gia và thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá.

Cải cách chế độ thi cử, mở mang việc giáo dục, để đào tạo nhân tài, lập Quảng tế thự để chữa bệnh cho nhân dân đều là những cải cách tiến bộ.

Nhà Hồ định ra hình luật để củng cố, tăng cường bộ máy và quyền lực của triều đình trung ương, quan tâm đến giao thông thuỷ lợi, đào sông, đắp đường thiên lý, đặt phố xá, đặt trạm công văn.

Về quân sự thì tăng cường quân đội thường trực, xây dựng các tuyến phòng thủ, lập xưởng đúc binh khí kỹ thuật để chống giặc phương Bắc.

Các cải cách của Hồ Quý Ly có tính chất toàn diện, có những cải cách đi trước thời đại, giá trị thực tiễn của nó đến nay vẫn còn hấp dẫn, nhiều nhà kinh tế nước ngoài đã ca ngợi Hồ Quý Ly là một nhà cải cách kinh tế lớn. Nhưng Hồ Quý Ly mắc tội giết vua Thiếu Đế cùng tôn tộc và quan lại nhà Trần, kể cả tướng Trần Khát Chân, gồm hơn 370 người để cướp ngôi nhà Trần. Do vậy bị nhân dân oán hận. Khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Qúy Ly đã không tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc, bố con Hồ Qúy Ly bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc.

2. Hồ Hán Thương (1401-1407)

Cũng như nhà Trần, ngày 12/1/1401, Hồ Qúy Ly nhường ngôi cho con thứ hai là Hồ Hán Thương, còn mình thì tự xưng là Thái Thượng hoàng cùng coi chính sự.

Hồ Hán Thương là con công chúa Huy Ninh, cháu ngoại của vua Trần Minh Tông.

Hồ Qúy Ly nhường ngôi cho Hồ Hán Thương, nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi việc.

Nhà Minh lấy cớ Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, đem quân sang đánh chiếm nước ta.

Tháng 9/1406, Nhà Minh sai Tân Thành hầu Trương Phụ đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Luỹ (tức là Hữu Nghị quan ngày nay).

Nhà Minh còn sai Tây Bình hầu Mộc Thạnh cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay).

Tháng 12, quân Minh đã chiếm được Việt Trì. Nhà Hồ chống giữ không nổi 80 vạn quân Minh, bỏ chạy vào Thanh Hoá.

Ngày 20 tháng 1 năm 1407, quân Minh hạ thành Đa Bang (Ba Vì), bố con Hồ Quý Ly bỏ chạy vào Thanh Hoá, đến ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Qúy Ly. Thế là đất nước ta lại bị nhà Minh đô hộ với một chính sự vô cùng hà khắc. Chúng vơ vét của cải, hãm hiếp đàn bà, con gái, giết đàn ông và còn thiến hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi, để mong đồng hoá dân ta.




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



NHA TRANG - THE ATTRACTIVE CURVE

Nha Trang City is situated in a valley surrounded by mountains on three sides: the North, the West, and the South. The City is bordered by the sea to the East. With the distance is 1,280 km from Hanoi, 448 km from Ho Chi Minh City, 630 km from Hue, 105 km from Phan Rang, 260 km from Phan Thiet, and 620 km from Can Tho, Nha Trang is home to many famous beautiful spots and landscapes and is a major tourist center in the country. A famous specialty of Nha Trang (and also of Khanh Hoa) is the edible swift let nests. All the islands hosting the swift lets are within Nha Trang’s territories.
Typical landscapes and beautiful sites in Nha Trang are Ponagar Tower Temples, Chong Rocks, Do Islet, Yen Islands, Noi Island, Ngoai Island, Mieu Island, Tre Island, Tam Island, Mun Island, Lao Island, Thị Island, Lo River, Tien Beach, Ngoc Thao isle, La-San Hill, Bao Dai Villas, Long Son Pagoda, the White Buddha Statue, Tri Nguyen Aquarium, the Water Palace, Da Hang Pagoda, etc.
So Nha Trang is chosen to hold the Miss Universe 2008 at 08 -07-2008 and the special part of the Miss Earth 2007.



Overview of Nha Trang


Tran Phu Street is one of the best beautiful roads on the world

The 4km beach lays along the city with some nice resorts, parks and the wide clean white sands.

The world longest telpher system connects the city with Vin Pearl, the famous resort of Nha Trang.

A part of Nha Trang City

Hòn Chồng (Husband Island) is one of the interested sightseeings in Nha Trang

Po Nagar Towers were built and restored many times, from the 7th century to the 12th century on the Cu Lao Mountain. All the towers were made of baked bricks. The biggest tower was dedicated to Lady Ponagar, who had 10 arms seem like dancing. Po Nagar Cham Towers marked a developed culture of the civilization of the Cham nation.

White sands, bright sun


Deep blue sky and sea

Salt- marsh

Stone Church

Beautiful resort

A fishing village



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

23 May 2008

INCREASE YOUR BLOG LOAD TIME

Does your blog load slowly? Many bloggers don't have a clue on this. They assume everyone is seeing their blog at the same speed they are. If it is your personal blog, it may be a big deal to you. If you are trying to run a business, or offer people important information, this can be very important. If your front page takes a great deal of time to load into a browser, then you may want to do a little redesigning to increase the number of visitors that decide to stay at your site.


First, remember that not everyone has a T1, cable modem, or ISDN connection to the internet. In fact, there are still a large number of surfers with modems less than 56K. So, as web designers we must see to it that our sites load as quickly as possible without losing anything important.

Let's start with the obvious bandwidth hogs: images and other media. My suggestion here is to take out every form of multimedia embedded in you front page except for images. Sure, a background song can be nice, but these sound files can take up a great deal of bandwidth, especially if the sound is a .wav file. (I made a 30 second .wav on my computer- It came out around 140K). Videos can be even more taxing, (1 MB or more at times) and should probably be avoided unless absolutely necessary. As a surfer, if I have to wait more than 10 seconds for something like this to load, I'm tempted to hit "Stop" or "Back". So if you use these, keep the file sizes small (Probably 30-40K or less would be OK). Better yet, save them for a later page.

Your images will be your next big worry. These can also get quite large, so caution is necessary when dealing with images. For starters, do not make an image any larger than you need it to be for the effect you desire. If you have an image that is 600 pixels x 600 pixels, your page could take forever to load. One of the easiest ways to reduce the file size of your image is to simply give the image smaller dimensions. Go to your image editing program, and resize or resample your image to make it smaller. You can also compress your images using special services on the web which reduce the file size of images for you, and let you choose the images that still look good once they are compressed.

After you have the images as compact as you can make them, you can save loading time on other pages by using one or more of the images from the front page on other pages. The image you loaded for the viewer on the front page will be in the browser's cache, and will load instantly when it is called on your other pages! This will allow you to load other things you may need without needing to worry about the image again.

Another trick you can use is to define the width and height in all of your image tags. This way, the browser knows how much space the image will use on the page, and will not have to adjust everything once the image starts loading. It will save a little time, and will also keep the page from jumping when an image loads.

Finally, be sure your front page is as short as possible as well. A longer page can take a long time to load, even if it is all text. Put extra information on another page and use a link for people to go view it. You will save a little extra time, and maybe reduce clutter a little bit.




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



20 May 2008

NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ: TRE VN TRONG THẾ KỶ 21

Nói như ai đó, đã ngàn đời nay tre và người là đôi tri kỷ. Tre mọc thành bụi, thành bờ, thành lũy trong mọi làng quê. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "tre xanh" có câu " thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi". Người nông dân hàng năm vào dịp cuối hè xuống ao xúc bùn đổ vào gốc tre để tre giữ màu xanh vĩnh cửu, để tre đẻ thêm những lứa măng cho ấm bụi ấm bờ. Đổi lại, tre giúp người làm nên những ngôi nhà mộc mạc, với những vì kèo, cột chống, tường vách từ tre. Những chiếc đòn gánh tre người nông dân bao đời đã dùng để gánh tất cả nỗi nhọc nhằn trên đôi vai gầy trong suốt cuộc đời làm lúa, cho mỗi năm hai vụ lại gánh hạt vàng về chất đầy các bồ, các thúng bằng tre.


Người nông dân hàng năm vào dịp cuối hè xuống ao xúc bùn đổ vào gốc tre để tre giữ màu xanh vĩnh cửu, để tre đẻ thêm những lứa măng cho ấm bụi ấm bờ. Đổi lại, tre giúp người làm nên những ngôi nhà mộc mạc, với những vì kèo, cột chống, tường vách từ tre. Những chiếc đòn gánh tre người nông dân bao đời đã dùng để gánh tất cả nỗi nhọc nhằn trên đôi vai gầy trong suốt cuộc đời làm lúa, cho mỗi năm hai vụ lại gánh hạt vàng về chất đầy các bồ, các thúng bằng tre. Cái cối tre mà trên trái đất này, ngoài nông thôn Việt Nam ra ắt hẳn chẳng còn nơi nào có nữa, là một vật dụng biểu tượng cho sự no ấm hạnh phúc dưới mỗi căn nhà. Nó đứng tĩnh lặng phần lớn thời gian ở xó bếp hay góc hiên nhà, dáng phồn thực trong chiếc váy được làm từ tre, từ nứa. Chiếc cối xay giản dị đó bao đời nay còn là chiếc máy biết hát trong mỗi gia đình, vì mỗi khi nó cất lên lời thì đó là lời của bài ca no ấm, làm rạng rỡ các khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, làm ấm áp lửa rơm hồng trong bếp với hương cơm nồng nàn lan tỏa từ chiếc nồi đang lục bục sôi và lèn chặt căn nhà bằng tiếng cười con trẻ. Chiếc giường tre đơn sơ ấm áp là người bạn tâm tình của mỗi nông dân từ thuở lọt lòng cho đến lúc về cùng tiên tổ. Trong các cuộc chiến giữ nước, giữ làng khỏi các thế lực ngoại xâm, tre vừa là thành lũy, vừa là vũ khí. Người nông dân dùng tre làm gậy tầm vông, hoặc vót tre làm cây chông đánh giặc. Trên trái đất này không biết còn ở đâu có cây gì gắn bó, tận tụy với người như cây tre Việt Nam nữa hay không.

Tre không chỉ quây thành tổ ấm cho mỗi gia đình mà nó còn che trở. Thế gian đã bao lần chao đảo, tre vẫn xanh và giữ cho tâm hồn Việt chẳng bị đổi thay. Một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt vẫn là dân tộc Việt.

Chiếc giày vải màu chàm không thay được đôi guốc mộc một quai. Rồi một trăm năm Pháp thuộc, tiếng còi tàu lanh lảnh của văn minh công nghiệp phương Tây cũng chẳng làm người nông dân Việt Nam thức giấc. Vải vẫn nhuộm nâu, răng vẫn nhuộm đen, cả một đời người vẫn quen đi đất. Hình như chẳng có nền văn minh ngoại lai nào có thể vượt qua nổi lũy tre xanh. Đó cũng chính là điều làm nên sức sống Việt mãnh liệt bao đời, không thể dập vùi bằng bão tố mưa sa, cũng như tre luôn đứng vững trước phong ba bão táp.

Xét về mặt đa dạng thực vật thì tre thuộc về họ cỏ với đặc trưng không thể trộn lẫn là thân rỗng và chia thành nhiều đốt. Một loại cỏ khổng lồ, cùng họ với những người anh em khổng lồ khác như cau, dừa, thốt nốt, cọ. Có thể, với xuất xứ từ cỏ nên tre có sức sống phi thường, lớn nhanh đẻ mạnh. Tre không dừng ở việc được dùng để dựng nhà, làm các vật dụng hàng ngày. Tre còn cùng người chia sẻ ngọt bùi đắng cay. Măng tre không chỉ nuôi sống người trong những hoàn cảnh khó khăn mà cả khi mâm cao cỗ đầy măng cũng chẳng nỡ chối từ góp mặt. Có một loại cỏ khác mà người Việt chúng ta thường dùng để chế biến thành một số món ăn dân dã trường kỳ. Đó là rau muống. Nhờ Trời, khí hậu nóng ấm nên các loại cỏ mọc tốt tươi, tuy chúng chẳng dinh dưỡng là bao nhưng chúng lành, có thể nuôi người qua cơn bĩ cực. Cũng nhờ có điều kiện thiên nhiên ưu đãi nên trong các làng quê Việt Nam bao đời nay phổ biến duy nhất một lối sống tự cung tự cấp mà gia đình là một đơn vị. Hình mẫu của một đơn vị sản xuất từ bấy lâu nay có thể hình dung như sau. Đó là một cặp nông dân, một vợ, một chồng cộng bầy con thơ, ít thì bốn, năm, nhiều thì một tá. Mỗi đơn vị sản xuất đó sống trong một mái nhà riêng biệt, được quây kín bằng những rặng tre. Trước cửa nhà là mấy cây cau thẳng tắp, tạo cảnh quan đẹp không kém gì tre, vừa dùng để hứng nước mưa, vừa để lấy quả têm trầu cho mọi khởi đầu câu chuyện. Dưới khóm tre già cuối vườn, người bạn thân thiết nhất của nhà nông đang bỏm bẻm nhai sau một ngày cày bừa vất vả. Bữa cơm đạm bạc bao đời chỉ có cơm độn khoai, độn sắn, tô cà muối mặn, bát canh rau muống hái ở bờ ao, đĩa cá lép bắt ở ngoài đồng rang mặn. Người Việt chúng ta có thói quen bắt chước lẫn nhau. (Thói bắt chước ấy đến bây giờ vẫn thường trực trong mỗi chúng ta. Nếu ta biết phát huy thói quen này để làm công nghệ thì chắc là thành đạt). Nhà bên cạnh nuôi con gì, trồng cây gì thì nhà mình cũng nuôi cũng trồng như vậy. Vì thế, mỗi nhà tự sản, tự tiêu, chẳng mấy khi có nhu cầu trao đi bán lại. Đấy, bức tranh cuộc sống nông thôn Việt nam bao đời nay na ná như vậy. Người nông dân sống giữa các bụi cỏ khổng lồ, che lấp cả tầm con mắt, cấy cỏ lấy hạt nấu cơm, ra bờ ao hái cỏ về để luộc, buổi tối ánh đèn dầu không hắt ra khỏi rậu tre, đèn nhà nào nhà nấy rạng.

Giờ đây người ta luôn nói đến những cụm từ như toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh toàn cầu Trái đất trở nên chật chội vì tham vọng của con người đã trở thành mối hiểm họa nội tại khôn lường nhân loại đã bị tiêm nhiễm chủ nghĩa tiêu xài đến mức trở thành con nghiện, liệu còn ai có thể đứng ngoài trào lưu toàn cầu hóa ấy, cái trào lưu mà người ta thường ví với làn sóng thứ ba. Nói một cách chân thành, nếu đứng được ngoài vòng xoáy ấy thì cũng đáng để đứng ngoài vì một cuộc sống bình an, gần gũi và hòa đồng với thiên nhiên. Nhưng, tình thế bây giờ cũng gần giống như giữa thế kỷ 19, khi đó ông cha chúng ta muốn nước nhà độc lập, muốn sống bình yên dưới rặng tre xanh nhưng xu thế xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc khiến đế quốc Pháp đã không mời mà đến. Bây giờ khái niệm độc lập đã trở nên ngày càng mờ nhạt. Nếu ta muốn giếng nước của ta trong sạch, bầu không khí của ta trong lành thì điều đó cũng không còn trong tầm kiểm soát của riêng chúng ta vì mưa a xít đang là toàn cầu, ô nhiễm khí quyển không giới hạn ở riêng từng châu lục. Vì vậy, làn sóng lần này sẽ dữ dội, tre Việt Nam chắc cũng không thế đảm đương nổi nhiệm vụ "bảo toàn tính bất biến của tâm hồn và văn hóa Việt" như các lần trước đó. Hội nhập là một tất yếu của thời đại. Điều đó cũng có nghĩa là chúng la phải chấp nhận các qui luật của kinh tế thị trường, một luật chơi mà cha ông chúng ta khinh miệt, còn chúng ta mới được làm quen nhưng vẫn mang trong mình theo hội chứng di truyền những thói quen những tính cách không phù hợp với nền kinh tế dựa trên cạnh tranh, nhất là trong điều kiện phải cạnh tranh với những người đã đi trước dân mình hàng nhiều thế kỷ. Tôi hay nghĩ với nhiều trăn trở về khả năng thích nghi của dân tộc ta với hoàn cảnh mới này. Thẳng thắn mà nói, dân ta có nhiều đức tính tốt đẹp. Tuy vẫn biết dân mình rất có cảm tình với việc được khen, nhưng khen, nhất là tự khen thường làm cho con người ngái ngủ. Vì vậy, chúng ta cũng cần biết mình là ai, ở đâu so với người ngoài để mà cố gắng. Thế giới đã nói nhiều đến sức mạnh văn hóa của các dân tộc. Cuộc chiến cạnh tranh kinh tế lần này đòi hỏi dân mình phải lột xác một lần nữa để có một sức mạnh mới, mà sức mạnh lần này phải dựa trên những đức tính, những phẩm chất mang tính thời đại, mà vị trí số một phải là tinh thần năng động và sáng tạo. Cần phải nói thẳng ra rằng, do cái phương thức sản xuất theo kiểu tự sản, tự tiêu của mỗi gia đình nông dân mà bao đời nay đã hình thành trong cha ông chúng ta một số tính cách không thể chấp nhận vì những tính cách đó không ít thì nhiều đang tạo ra những vật cản nội tại khiển nền kinh tế Việt Nam dễ mất đi thế mạnh cạnh tranh. Có thể kể một số tính cách khiếm khuyết chính của người mình như sau:

1 Tinh thần cộng đồng yếu kém
2 Khinh miệt kinh doanh
3 Ít cởi mở
4 Nhút nhát, tự ti
5 Tinh tướng
6 Dĩ hòa vi quí
7 Sĩ hão
8 Đố kị
9 Khôn lỏi
10 Dối trá

Ở đây, số thứ tự không ngầm chỉ tính nghiêm trọng mà chỉ có ý nghĩa để tóm tắt các suy luận ở phần tiếp theo bằng sơ đồ "huyết thống" cho dễ theo dõi. Theo cảm nghĩ được nhiều người chia sẻ thì quá trình hình thành những khiếm khuyết kể trên có thể lý giải phần nào như sau. Có hai yếu tố cơ bản có tính quyết định đến sự hình thành của 10 khuyết tật kể trên.

a. Một là, thói quen ăn uống, đúng hơn là chế độ dinh dưỡng của người Việt chúng ta trong suốt thời gian tồn tại và phát triển chủ yếu dựa trên nền các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Cho đến tận hôm nay, nhiều người dân nước ta sống tại các vùng nông thôn, kể cả các vùng không thiếu lương thực, vẫn cho rằng, điều quan tâm số một của bữa ăn là phải no, nghĩa là chất bột phải đủ để mất đi cái cảm giác đói. Thức ăn vẫn là thành phần phụ, mà nếu có thì cũng phần nhiều là rau, là củ. Điều này đã được nhắc đến ở trên một cách trào phúng rằng, người Việt chúng ta từ lâu đã sống giữa các bụi cỏ khổng lồ (tre, cau, dừa), ăn các sản phẩm cũng từ cây cỏ (lúa, măng, rau muống). Cái chế độ dinh dưỡng dựa trên nền thực vật, thiếu đạm triền miên ấy có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tinh cách khá nhút nhát có phần tự ti của chúng ta. Mà một trong những hậu quả của tính nhút nhát, tự ti ấy là lối ứng xử thiên về kiểu dĩ hòa vi qui, an phận thủ thường. Cái cách ứng xử đó làm cho con người dễ trở thành thụ động, mất đi gần hết sự nhiệt tình thúc đẩy tinh thần năng động sáng tạo, một yếu tố có tính quyết định đến sự tiến bộ xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Không biết có phải chính sự thiếu chất đạm triền miên đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ trong cách tư duy của ông cha chúng ta, khiến xã hội ít cỏ sự tiến bộ trong những năm dài phong kiến hay không. Tôi không đủ kiến thức về sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học để khẳng định điều phát biểu về mối liên quan giữa chế độ ăn uống và tính thụ động của con người như trình bày ở đây là có cơ sở hay không có cơ sở hoặc đúng đến mức nào. Nhưng từ quan sát thực tế, không chỉ giới hạn trong thế giới con người, tôi có cảm giác mối liên hệ ấy phần nào là có cơ sở.

b. Yếu tố quyết định thứ hai chính là phương thức canh tác tự sản, tự tiêu của mỗi gia đình nông dân Việt Nam từ bao đời nay đã kiến tạo nên nhiều tính cách liệt kê trong bảng tổng kết ở trên. Tính cộng đồng yếu kém là hệ quả đầu tiên của phương thức sản xuất tự cung tự cấp.

Nói đến tính cộng đồng ở đây là nói đến sự hợp tác trong việc thúc đẩy sản xuất. tinh thần đoàn kết vì mục đích chung trong phát triển kinh tế. Điều này không có gì mâu thuẫn với những khẳng định rằng dân ta có tinh thần đồng tâm hiệp lực, anh dũng trong cuộc chiến chống thiên tai hay chống giặc ngoại xâm. Tại những thời điểm, những tình huống mà cả cộng đồng phải đối mặt với sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết thì mục tiêu phải sống đã đoàn kết được tất cả mọi người nông dân Việt Nam. Trong những trường hợp như vậy, người Việt chúng ta thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng chung một mục tiêu, sẵn sàng hy sinh cho nhau và vì nhau. Nhưng, khi đã an bình thì mỗi người lại chui vào cái tổ kén "nhà mình với thói quen chỉ chăm lo cho nồi cơm manh áo của riêng mình như một lẽ thường tình phải vậy. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhà nước phong kiến Việt Nam chưa bao giờ thật sự hùng mạnh trong những khoảng thời gian hòa bình để đủ sức ngăn đe kẻ thù xâm lược phương Bắc. Ngày nay, một biểu hiện vô cùng thất vọng và rất đáng lo ngại khi mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu trong làm ăn, buôn bán với các công ty nước ngoài. Họ sẵn sàng bán rẻ quyền lợi của các doanh nghiệp bạn, nếu thấy mình có lợi, mà chữ mình ở đây không hiếm khi chỉ là một cá nhân hay là một nhóm.

Một con đẻ trực tiếp khác của cung cách tự sản tự tiêu là thói quen miệt thị kinh doanh, nhất là kinh doanh thương mại. ông cha ta đã xếp những người làm kinh doanh ở bậc thấp nhất trong các tầng lớp xã hội. Những người làm kinh doanh bị coi là những kẻ lười nhác, tham lam, chẳng chịu làm gì, sống bằng buôn gian bán lận. Và không khuyến khích kinh doanh nên không có động lực cho sự ra đời của các phương thức sản xuất tiên tiến khác, và hậu quả là "văn hóa Một " : một mình, một cuốc, một thửa ruộng, một khoảng sân con tồn tại thường có khi tiếp khách, nhất là với người nước ngoài là biểu hiện của tính cách cởi mở. Đó đúng hơn là kết quả của một sự kết hợp khá phức tạp, một món lẩu của các đặc tính nhút nhát, tò mò và sĩ diện.

Cặp vợ chồng già, một kẹt xỉn, một gàn dở nói trên, đôi uyên ương bảo thủ vả cam phận với cảnh đói nghèo chất đạm cùng với hai đứa con, một đứa ốm yếu về tính cộng đồng (1) đứa thứ hai (2) Chỉ lấy sự phỉ báng kinh doanh làm vui, đã sản sinh ra các hậu duệ với nhiều khuyết tật. Khôi hài nhất có lẽ là trường hợp hai đứa chắt sinh đôi của họ do đứa cháu đích tôn, tức cái thằng ít cởi mở sinh ra. Hai cái thằng chắt khác nhau như nước với lửa về bản chất, thông thường không thể sống chung với nhau dưới một mái nhà. Thế mà chúng lại là cặp song sinh cùng một phôi, sống quấn quýt bên nhau như hình với bóng. Thằng anh tên là Nhút nhát, tự ti (4), còn thằng em lại vô cùng lém lỉnh, coi trời bằng vung, luôn tự mãn, khinh thường thiên hạ. Đó là thằng Tinh tướng (5) người bố ít nói, chẳng mấy khi có nhu cầu giãi bày tâm sự với ai sinh ra đứa con tự ti thì cũng dễ hiểu theo qui luật di truyền. Nhưng, có một đứa con tinh vi mà lại song sinh với người anh nhút nhát thì cũng hơi khó hiểu. Song, nếu suy nghĩ sâu hơn một chút thì lại thấy điều đó cũng chẳng có gì khó hiểu. Bởi vì, một khi người thân sinh ra nó ít cởi mở, luôn có tư tưởng hướng nội thì ông ta sẽ không biết thiên hạ ra sao, thấy vòm trời chỉ nhỉnh hơn khoảnh sân nhà mình chút đỉnh nên lầm tưởng mình là thứ tinh túy nhất. Mà đã nghĩ như vậy thì cũng sẽ di truyền được vậy. Vì thế mà thằng Tinh tướng đã sinh ra như một hậu quả của sự thiếu cọ sát, thiếu giao du thiếu chia sẻ nên chẳng biết được ai ngoài mình, bởi lẽ người bố chẳng khi nào ra khỏi làng quê, còn khi ở trong sân thì tầm nhìn bị lũy tre che khuất. Buồn một nỗi là thằng Nhút Nhát lại được bố phân làm việc xã giao, còn thằng Tinh tướng lại lo công việc bếp núc trong nhà. Vì thế, thằng Tinh tướng lại càng tinh tướng vì chẳng được tiếp xúc với người ngoài. còn thằng Tự ti lại càng nhút nhát vì thấy mình bé nhỏ" khi phải đối mặt với người không cùng nàng", cùng "tổng".

Hậu quả là thằng Nhút nhát lại đẻ ra đứa con Dĩ hòa vi quí (6), phải công nhận đứa bé này có cái tâm trong sáng, luôn đề cao cái nghĩa, muốn người với người sống để nhịn nhường nhau. Nếu tất cả mọi người đều nhất trí như vậy thì chắc hẳn chẳng mấy khi có sự mếch lòng, mà giả sử sự mếch lòng hiếm hoi nào đó xảy ra giữa hai con người bất kì thuộc dòng giống cao thượng của bậc Dĩ hòa thì cả hai sẽ giơ tay cung kính như hai đại nhân thường chào nhau khi gặp mặt để rồi cùng khóc một cách chân thành với những giọt nước mắt chứa đầy sự ân hận, ngõ hầu mong người kia tha thứ. Đã là như vậy, nếu Dĩ hòa vi quí không kết duyên với một kẻ trong cùng huyết thống, một kẻ có tâm địa xấu xa, mà ta sẽ nói đến khi điểm mặt những đứa con của kẻ song sinh với Tự ti sinh ra. Kẻ song sinh đó, tức thằng Tinh tướng ông tổ của tính tự phụ, sinh được một trai, một gái. Đứa con trai là niềm tự hào của ông bố tinh tướng vì nó chính là kẻ háo danh với cái tên dân gian thường gọi là Sĩ hão (7), sĩ hão không hề hổ với danh phận của mình, nó luôn hào nhoáng, chẳng ai thấy nó có điều gì xấu bao giờ vì nó biết "tốt đẹp phơi ra, xấu xa đậy lại", sĩ hão đến mức nhiều khi mất luôn cả lí trí. Nhưng thật trớ trêu, nó luôn là niềm mơ ước của mọi người trong cùng vọng tộc, vì nó luôn coi học để làm quan là lẽ sống. Đứa con gái của Tinh tướng tên là Đố kị (8), vì cha nó tinh tướng nên cứ thấy ai có vẻ hơn mình là ông không chịu được, quyết cản đường để họ khỏi vượt mình. Cha nào con ấy. Cái Đố kỵ giống hệt bố Tinh tướng ở cái tính" ứckhông chịu nổi" những kẻ có khả năng qua mặt. Vì thế, nó cũng được cha yêu chiều như thằng anh Sĩ hão.

Thật buồn thay bậc đại nhân giàu lòng cao thượng, tức bậc Dĩ hòa vi quí lại bị đưa em họ của mình, kẻ ti tiện tên là Đố kị mồi chài lợi dụng, đưa vào cạm bẫy. Nắm chắc được tính nết hiền lành của bậc Đại nhân nên Đố kị đã dễ dàng trở thành bạn trăm năm của Dĩ hòa vi quí. Một mối tình éo le của một Cái tốt và một Cái xấu. Cũng thật không may cho chúng ta, Cái xấu đã chiếm thế thượng phong mà chứng cứ là con Khôn lỏi (9) gã sinh ra từ mối nhân duyên không mong muốn đó. Cái Khôn lỏi nhân danh bố nó ca ngợi sự nhường nhịn, đề cao bác ái để làm cho người ta chẳng thích tranh luận, mặt khác nó thu lời từ sự lặng im đó. Con này quả là một nữ quái, gây nên không biết bao nhiêu nỗi đau lòng cho người Việt Nam ta. Nó là mẫu thân của những kẻ cơ hội, là kẻ bảo trợ cho tất cả những hành vi xảo trá, vô liêm sỉ trong việc trục lợi cho bản thân mình. Mang trong mình dòng máu một nửa của ông nội, tức là cái ông Nhút nhát, một nửa là của kỵ nội, tức là cái ông ích kỷ (không coi trọng lợi ích cộng đồng) nên Khôn lỏi luôn sẵn sàng đút lót, nịnh bợ để xong việc của mình, làm hư hỏng những người thực thi công việc chuyên môn nghiệp vụ, sau đó về nhà thì ấm ức, quát vợ đánh con hoặc than thân trách phận. Khi nào mỗi chúng ta còn bị Khôn lỏi điều khiển thì xã hội còn tràn lan tệ nạn, còn khó trở thành xã hội văn minh.

Tệ hơn nữa, nó còn quyến rũ em ruột kỵ của mình, nghĩa là cái ông hiếu thảo nhất với các cụ tổ của nó, tức là ông Miệt thị kinh doanh vốn dĩ nắm được bí quyết giữ gìn tuổi thanh xuân nên trông chẳng già hơn nó là bao. Trên đời dễ có mấy ai thoát khỏi mưu đàn bà, mà lần này lại là cô Khôn lỏi. Vì vậy, lại một đám cưới như là kết quả của một mối tình éo le, vô đạo đức nữa được tổ chức. Đôi vợ chồng trời đánh đó đã sinh ra một kẻ quái thai với tên gọi là Dối trá (10), mà mọi người thường gọi nó là đồ Vô chữ tín, Con quái vật này có lũ hậu duệ chuyên làm hàng giả, kinh doanh chộp giật, móc mối quan hệ, làm kinh doanh theo lối phỉ báng kinh doanh như ông tổ của chúng đã từng phỉ báng. "Sơ đồ huyết thống" dưới đây sẽ tổng kết mối quan hệ giữa các tính xấu bàn đến ở trên.


Quan hệ huyết thống của các thói quen tật xấu

a. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm,
b. Phương thức sản xuất tự cung tự cấp;

1. Tính cộng đồng yếu kém;
2. Thói quen miệt thị kinh doanh;
3. Tính ít cởi mở;
4. Tính nhút nhát, tự ti;
5. Tính tinh tướng;
6. Tính di hòa vi quý;
7. Tính báo danh ( sĩ hào)
8. Tính đố kị.
9. Tính láu cá;
10. Tính dối trá.

trên đây là một phác họa vui về mối quan hệ dây mơ dễ má của các thói quen tật xấu của người Việt chúng ta. Phải nói rằng, các tính xấu ấy đã hoành hành một cách trắng trợn trong cái thân hình gày guộc đáng thương vì thiếu đạm của cha ông chúng ta trong một thời gian dài là nhờ có các hủ tục, một yếu tố cộng sinh đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các thói xấu ấy. Ngày nay, phần lớn các hủ tục đó đã bị phân hủy, một phần lớn là do thời cuộc đã đổi thay: Nhưng cũng xuất hiện một thứ cộng sinh mới đang níu kéo và nuôi dưỡng các tính xấu nói trên. Nó chính là sự coi thường pháp luật. Hy vọng chúng ta sẽ nhanh chóng dọn sạch thứ rác rưởi cộng sinh đó để "thân thể Việt Nam" có được sự cường tráng, thanh cao, sống trong một quốc gia mạnh giàu, xứng đáng với sự tin cậy và lòng kính trọng của bạn bè quốc tế.

Tôi không muốn vì hội nhập, vì sự đoạn tuyệt với các thói quen và tật xấu mà chúng ta lỡ để mất tre. Ôi cái cây tre ngàn đời đã sống chết cùng với cha ông, rất thân thiết với mỗi chúng ta, rất nên thơ khi lòng ta yên ả. Mong sao các làng quê Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ vẫn có tre xanh bao bọc, các con đường làng rải nhựa rộng thênh thang nhưng vẫn rợp bóng tre. Và để tre xanh không còn che lấp mắt, các mái nhà tranh sẽ được thay bằng những chung cư, những ngôi biệt thự nhiều tầng để người nông dân đất Việt có thể ngồi ở nhà mình mà vẫn trông thấy khuôn mặt đáng yêu của các anh hàng xóm trong những phút giây trao đổi, chia sẻ về những thời cơ và thách thức mà cạnh tranh kinh tế toàn cầu tạo ra. Hãy để tre trường tồn cùng dân tộc Việt.

Phong Doanh




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



19 May 2008

MÙA GIÓ CHƯỚNG

Chưa bao giờ đầu óc bị phân tâm như thời điểm này. Cuộc sống trở nên bề bộn của những chuyển đổi . Mới hơn một năm gia nhập WTO, vừa mới những ngày ngây ngất với những chỉ tiêu vượt trội, nay lần đầu tiên Quốc hội phải biểu quyết hạ thấp những chỉ tiêu phát triển kinh tế mới thông qua, ngón tay còn lưu cái cảm giác tê tê của lần ấn nút cách đây mới chừng nửa năm.

Những cơn rét đậm rét hại rồi đủ loại dịch bệnh bùng phát tứ tung; những con sông chết dần vì ô nhiễm, cả chục triệu tấn than lọt qua lỗ kim của trùng điệp các cơ quan quản lý, giá vàng thì lên giá đôla thì xuống, thanh khoản ngân hàng cạn kiệt, những nhà đầu tư chứng khoán thẫn thờ nhìn mũi tên đi xuống. Người dân đang chen lấn xếp hàng mong kiếm xuất được nộp tiền đặt cọc bao giờ nhận nhà cũng được, nay thì thị trường bất động sản đóng băng trở lại, nhiều công trình xây dựng ngưng trệ vì không đủ tiền bù đắp cho giá vật liệu thăng thiên. Giá giàu thô tăng cao nhưng không bù lại lượng dầu công nghiệp phải nhập trong khi nhà máy lọc dầu vẫn còn đang xây sau 8 năm nâng lên đặt xuống. Các tập đoàn kinh tế hoành tráng đang bươn chải trên nhiều thị trường để duy trì đồng vốn... Một đại gia bỏ một đống tiền mua máy bay riêng mà chưa biết khi nào được cấp phép cất cánh

Nửa đêm có đại gia từ phương Nam gọi điện thì thào hỏi: "Họp ở ngoài ấy có thấy gì không chứ còn người làm ăn thì lo lắm, như ngồi trên lửa đốt vậy?". Anh lái xe ôm hàng ngày vô tư nay cũng thanh minh khi nhận tiền của khách: "Bác thông cảm, không biết làm sao mà sống với giá cả này".

Một số quan chức bỗng "tẩu hoả nhập ma" không khảo mà xưng, vác tiền thiên hạ quà cáp nộp vào công quỹ khiến báo chí lại rộ lên cuộc tranh luận thế là đúng hay sai. Kẻ khen là dại, người chê là khùng. Quan chức mới được đề bạt bị báo chí đặt lên máy soi xem con virus của lỗi lầm 18 năm trước có còn hay không. Người kết là di căn, kẻ bênh là lành bệnh. Nhà lãnh đạo đổi ý thay người như anh trọng tài trên sân cỏ thổi còi cho thắng rồi lại thổi còi rằng không...

Mấy hôm nay dân chúng đang ngỡ ngàng nhìn một người từng là tội đồ hiên ngang từ chốn lao lung trở về lại rùng mình đón nhận tin hai nhà báo vào chốn lao lung bởi những lời khép tội bằng chính điều luật chống tham nhũng.

Ở Quốc hội đang sôi nổi bàn việc mở rộng Thủ đô mà xem ra nó giống một cuộc du canh (nhưng không du cư) vĩ đại hơn là một đề án khoa học liên quan đến quốc kế dân sinh vì nó đặt điều kiện tiên quyết là nhập tỉnh rồi mới xây dựng đồ án.
Bên các nước bạn hết bão ở bên phải lại động đất ở trên đầu, thống kê người chết đều có rất nhiều dãy số. Kỳ họp này, tôi gửi lời chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ: "Đã bao giờ tính đến một kịch bản xấu nhất để ứng phó chưa?". Không biết sẽ nhận được hồi âm thế nào. Ngẫm lại mới hiểu rằng đây mới là khúc dạo đầu của một thời chuyển đổi.

Nhớ lại câu chuyện mới cách đây không đến 2 năm, lúc đang đứng trước ngưỡng cửa thời điểm gia nhập WTO, trong một lần "nghĩ ngợi cuối tuần" tôi đã viết và ví rằng sự kiện này đơn giản giống như lấy vợ mà thôi. Trước sau cũng lấy, xấu tốt tuỳ thuộc ở mình. Nay ngẫm lại mới thấy không đơn giản như thế.

Nước mình từ lúc khai thiên lập địa đã được ông Giời xếp cho một mảnh đất phải nói là rất đẹp. Riêng cái vịnh Hạ Long nằm kề bên cạnh đến nay thành di sản thiên nhiên của thế giới đang có cơ xếp vào "top 7" kỳ quan. Nhưng bù lại phải nằm cạnh bác láng giềng khổng lồ. Văn minh Trung Hoa phải xếp hàng đầu thiên hạ nhưng cái sức thôn tính thiên hạ thì cũng tương xứng với tầm mức của nền văn minh hàng đầu ấy. Để khỏi bị thôn tính, tổ tiên mình phải chọn một lối sống khác thường. Cái không bình thường ấy đôi khi lại làm nên những cái phi thường trong lịch sử, thường thể hiện trong việc đánh giặc giữ làng cũng là giữ nước. Thăm mấy bảo tàng của các nước có dính dáng đến chiến tranh ở Việt Nam đều hấy họ trưng ra cái mô hình địa đạo Củ Chi tựa nhà cao tầng xây trong lòng đất, hàm ý nói rằng làm sao thắng nổi cái dân tộc sẵn sàng chịu đựng gian khổ hy sinh đến chừng ấy.
Cái lối sống không bình thường ấy lại chọn cho mình một mô hình sống rất nên thơ bởi luỹ tre xanh bao quanh những giếng nước, sân đình, mái chùa và một nếp sông nền nếp đất lề quê thói. Trông vậy nhưng luỹ tre làng chẳng khác một pháo đài khi có biến từ bên ngoài, lại giống cái rèm mành che chắn được cả sự xâm nhập của thói tục ngoại lai cũng như giữ gìn cái chất chân quê của dân tộc.
Nhưng cái không bình thường hơn hết lại chính là sự thủ cựu gìn giữ cái trạng thái công hữu về tài sản trong làng xã mà cốt yếu là ruộng đất, tư liệu sản xuất hàng đầu của xã hội truyền thống. Chính sách quân điền trở thành tập quán mấy năm chia lại một lần với tinh thần "không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng", cái tư tưởng bình quân và câu khẩu hiệu lý tưởng "lấy của người giàu chia cho người nghèo" được coi là phương thức hành xử của công lý...
Tất cả được hỗ trợ bằng cả một kho tàng văn hoá dân gian mê hoặc từ thế hệ này qua thế hệ khác những chuẩn mực về đạo lý được gọi là truyền thống dân tộc.
Nhưng cái hệ quả quan trọng nhất lại không chỉ là thế. Cách sống ấy khiến cho trong xã hội Việt Nam không thể nảy nòi được những người sở hữu. Giàu không ba họ, khó không ba đời vừa là hy vọng của người nghèo vừa là định mệnh của người giàu, khiến xã hội ta khó lòng mà phát triển. Nhưng nhờ thế mà Việt Nam trường tồn bên cạnh đế chế Trung Hoa trong suốt trường kỳ của lịch sử. Và cũng và thế mà thuở trước Việt Nam như chỉ biết đến một thế giới duy nhất là: "Thế giới Trung Hoa".

Phải cho đến giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Việt Nam mới biết đến một thế giới "Ngoài Trung Hoa" và hơn một thế kỷ tiếp đó chính là quá trình chúng ta hội nhập với trước tiên với thế giới ngoài Trung Hoa được hiểu như thế giới phương Tây và sau đó gắn với công cuộc Đổi mới chính là với toàn thế giới mà việc gia nhập WTO chính là một cái mốc. Chúng ta bắt đầu buộc phải sống bình thường như thiên hạ. Và cái bình thường hấp dẫn nhất đồng thời cũng là khó khăn nhất chính là làm quen với tư cách của những người sở hữu, nền tảng của dân chủ và cũng là nguồn lực của kinh tế thị trường.
Cái đang diễn ra trong lòng xã hội ta trong quá trình Đổi mới, đặc biệt là đựơc thúc đẩy mạnh mẽ bởi việc gia nhập WTO chính là quá trình chuyển đổi sở hữu mà thuật ngữ một thời được gọi phổ quát là "thời kỳ tích luỹ tư bản chủ nghĩa" đang diễn ra. Trong thời kỳ này, mọi người đều trong cơn "khát sở hữu" nhưng vẫn giữ lại những tập tính và quán tính của những hệ thống giá trị đã cũ khiến cho mọi cái trong hành xử cũng như trong suy nghĩ đều chưa thể bình thường.
Tìm sự giải thích hiện tại bằng cách giải thích quá khứ một cách rối rắm như vậy chưa hẳn đã thuyết phục được ai. Nhưng bằng cách đó nó làm cho ta yên lòng trong cơn chuyển đổi, trong quá trình tự lột xác nên nhiều giá trị còn mơ hồ giữa một thời đầy rẫy những giá trị ảo và giả. Âu cũng là một viên thuốc an thần để tạm giải thích những điều chưa thể giải thích. Giống như đi biển trong mùa gió chướng phải lựa gió mà căng buồm.


Nhà sử học Dương Trung Quốc




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

18 May 2008

SỰ TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, ven rừng có rất nhiều khỉ ra kiếm ăn. Cho đến một ngày kia, xuất hiện một anh thanh niên tới hỏi mua khỉ với giá 10 đồng một con.
Dân làng bèn hò nhau đi bắt khỉ về bán. Sau khi họ bắt được vài trăm con khỉ và bán cho anh thanh niên nọ thì số khỉ vãn dần. Dân làng định nghỉ ngơi thì anh thanh niên lại nói sẽ tăng giá mua khỉ lên 20 đồng một con.


Vậy là mọi người lại hăng hái đi tìm bắt khỉ. Đến khi số khỉ cạn kiệt, dân làng bèn về nhà nghỉ ngơi. Nhưng anh thanh niên lại nâng giá lên 25 đồng một con. Lần này chỉ có vài người bắt được khỉ để bán. Khỉ hiếm đến nỗi tìm cả ngày trong rừng và cả ở quanh làng cũng chẳng thấy con nào, thì làm sao có thể bắt được chúng. anh thanh niên nâng giá lên 50 đồng một con mà mãi chẳng mua được con nào. Mặc dù, rất thất vọng nhưng anh vẫn nói với mọi người rằng: "Bây giờ tôi có việc phải lên tỉnh, mấy ngày nữa mới về. Người giúp việc của tôi sẽ ở lại thay tôi mua khỉ. Nếu ai bắt được khỉ thì bán cho nó nhé!"

Anh thanh niên đi được mấy ngày mà dân làng vẫn không ai bắt được khỉ để bán. Người giúp việc của anh thanh niên chỉ cho dân làng thấy những cái lồng đầy khỉ và nói: "Tôi chán công việc này lắm rồi, mặc kệ ông chủ với lũ khỉ của ông ta. Tôi sẽ bán cho mọi người 35 đồng một con, khi nào chủ tôi quay lại các vị hãy bán cho ông ta 50 đồng". Dân làng mừng rỡ liền dốc hết tiền bạc trong nhà ra, tranh nhau mua khỉ. Những người chậm chân thì kêu gào khóc lóc, người mua được nhiều thì sung sướng hả hê. Họ hồi hộp chờ đợi anh thanh niên quay lại. Nhưng đợi mãi mà chẳng thấy anh thanh niên và người giúp việc đâu. Chỉ thấy quanh làng toàn khỉ là khỉ. Dân làng ai cũng tức giận đỏ hết cả mặt nhưng không biết bán lũ khỉ cho ai.

Sau này, người ta gọi khỉ dưới cái tên cổ phiếu. Những người hiểu biết gọi câu chuyện đó là sự tích về sự ra đời của thị trường chứng khoán. Và việc giận đến đỏ mặt là lý do tại sao bảng giá khi thị trường đi xuống thường hiện màu đỏ.



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



17 May 2008

KOREAN GINSENG

Nhân sâm là thứ đại bổ, đứng đầu trong các loại thuốc quý: Sâm - Nhung - Quế - Phụ.
Tôi có bà chị vợ lấy chồng Hàn Quốc, hiện đang sống ở bên đó. Thời gian vừa qua, cũng nhờ vậy mà có được món nhân sâm Hàn Quốc quý hiếm để bồi bổ cho giống người ta. Mấy người quen của tôi biết được nên cũng nhờ mua về, làm quà thì hơi bị sang đấy, còn nếu để mình dùng thì càng tuyệt hơn. Nay tôi muốn chia sẻ vị thuốc quý này với mọi người cùng được thưởng thức, ai có nhu cầu thì liên hệ nhé. Dưới đây là các sản phẩm mà tôi có thể cung cấp.


NHÂN SÂM TƯƠI
FRESH GINSENG


Loại 6 tuổi; 7 – 10 củ / kg
Trạng thái hàng: còn nguyên gốc rễ, đất cát. Vận chuyển tươi từ Hàn Quốc về bằng máy bay.
Bảo quản: tốt nhất là xử lý ngay. Có thể để tủ lạnh, ngăn mát trên cùng trong 3 - 4 ngày.
Chế biến: dùng bàn chải đánh răng chà sạch đất cát, rửa bằng nước sạch hoặc rượu pha loãng. Dùng để ngâm rượu,mật ong, tiềm gà, hấp,…
Giá: 3.500.000 VND / 1kg (1.800.000 VND / nửa kg)


HỒNG SÂM NGUYÊN CỦ
KOREAN RED GINSENG




Loại: 6 tuổi – Hộp 300g
Cách dùng: dùng trực tiếp. Cắt nhỏ từng viên cỡ đầu ngón tay út, ngậm trực tiếp hoặc có thể ngâm với rượu, mật ong.
Ngâm 3 củ hồng sâm + 2 củ sâm tươi (6 tuổi) cùng 2 lit rượu trắng ngon --> Mỹ tửu!!!
Liều lượng: 1g – 3 g / ngày
Giá: 3.800.000 VND (giá ngoài đại lý chính thức không dưới 4.500.000 VND)


CAO HỒNG SÂM
KOREAN RED GINSENG EXTRACT GOLD




Loại: 150 g (3x50g) / hộp
Mô tả: đây là loại cao cấp nhất, do chiết xuất tinh chất hồng sâm tạo thành cao. Lưu ý là có 2 loại cao hồng sâm: loại thường và loại hảo hạng (có chữ GOLD).
Cách dùng: mỗi lần dùng 1 muỗng (có kèm theo hộp), hòa uống với nước trắng hoặc kèm với mật ong. Rất tốt khi dùng cho người cao tuổi, khi cơ thể suy nhược (say rượu,…)
Giá: 2.300.000 VND


HỒNG SÂM BABY
KOREAN BABY RED GINSENG




Loại: 30 gói (3x10) / hộp
Mô tả: Ngoài tinh chất hồng sâm, sản phẩm còn bổ sung nhung hươu, các loại vitamin và khoáng chất…. Giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hào, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ thức ăn,… Đặc biệt tốt cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Cách dùng: là dạng lỏng nên có thể cho bé uống trực tiếp 1 gói / ngày. Có thể dùng mỗi ngày, tuần 3 lần hoặc sau khi bé ốm dậy để bé mau phục hồi.
Giá: 3.000.000 VND


HỒNG SÂM VIÊN NANG
KOREAN RED GINSENG PENAX GOLD




Loại: 180 viên (620mg x 180v)
Mô tả: Ngoài tinh chất hồng sâm, sản phẩm còn bổ sung vitamin C, mật ong… có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, stress, bổ máu, điều hòa huyết áp, giảm cholestoron, chống lão hoá,…
Cách dùng: dùng liên tục mỗi ngày 1 viên. Trường hợp mệt nhiều có thể dùng 2 viên (sáng - chiều)
Giá: 1.400.000 VND


Loại: 120 viên (830mg x 120v)
Giá: 1.300.000 VND


LINH CHI HÀN QUỐC
KOREAN LINGZHI




Nấm linh chi vàng: 2.000.000 VND / kg

Nấm linh chi đỏ: 1.800.000 VND / kg

Cao linh chi (150g): 1.000.000 VND


LIÊN HỆ: 0977.060.889



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!