This is a free and fully standards compliant Blogger template created by Templates Block. You can use it for your personal and commercial projects without any restrictions. The only stipulation to the use of this free template is that the links appearing in the footer remain intact. Beyond that, simply enjoy and have fun with it!

25 December 2007

"BẮC KINH 2008"


"Bắc Kinh 2008" là một bức tranh sơn dầu của họa sĩ Lưu Ích, một Hoa kiều ở Canada, đang được triển lãm tại Triển lãm nghệ thuật New York. Chỉ có 2 từ “Kỳ diệu” mới có thể diễn tả hết cảm xúc của tôi khi xem bức tranh này và phần phân tích về nó. Một bức tranh mang nhiều ý nghĩa, nghệ thuật, chính trị và là sự công nhận cũng như tôn vinh sức lao động sáng tạo vô tận của con người.


Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008” đang được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật New York. Năm 2008, Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này cũng miêu tả một Game truyền thống của Trung Hoa là Mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hoá đầu thế kỷ 21 mà tâm điểm là Trung Quốc.



Cách giải thích thứ nhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.

Phong cảnh sau cửa sổ: ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh Mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.



Thế cục ván Mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.

Trên bức hoạ này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván Mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, hẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.


Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hoá của Trung Quốc.


Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.


Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.


Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng. biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.


Một giải thích khác từ báo chi Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”?

Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung Mỹ Nhật Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.
Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài – Loan - Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển). Nhìn tình huống trên bức tranh “Bắc Kinh 2008”, thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.

Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng thủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.

Và ván Mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.

Bố cục bức tranh rất hợp lý tạo ra cảm giác đúng như bài phân tích trên, 4 cô chụm vào, cô Đài Loan thì trông như hoàn toàn tách biệt với thời cuộc. ngoài ra ánh sáng cũng được xử lý rất chuẩn, nhấn đúng điểm cần nhấn của bức tranh, rồi kể đến sự tỷ mỷ của tác giả trong việc vẽ từng nếp gấp tấm vải lót trên phản các cô ngồi.


Bức tranh có một lỗi là bàn Mạt chược không ai lại dùng khăn trải bàn vì nếu dùng sẽ không thể "xào bài" được và chơi Mạt chược thì người ta thường ngồi ghế vì chơi cái này phải cúi chứ không cầm bài trên tay nên chơi lâu rất mỏi lưng. Phải chăng đây là dụng ý của tác giả muốn nói ván cờ rất khó chơi, mảnh vải cũng như mảnh đất Đài Loan, mọi sự thay đổi đều tác động đến nó ?!

Sưu tầm



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



"BẢNG CHỮ CÁI" NGHỆ THUẬT KINH DOANH


Thực tế cho thấy giữa các chủ doanh nghiệp đã thành đạt đều có rất nhiều điểm chung. Hãy hình dung: nếu tất cả các chủ doanh nghiệp đó chia sẻ những giá trị và đặc tính chung của họ với mọi người, thì việc khởi sự và điều hành công ty của bạn chắc sẽ dễ dàng như đánh vần bảng chữ cái ABC. Vậy chúng ta cùng nhau điểm lại bài học vỡ lòng này nhé!


A - Thái độ tích cực (Attitude) . Việc có được một thái độ, quan điểm tốt sẽ tạo cho bạn một sức lôi cuốn tuyệt vời trong con mắt những nhân viên tài năng vào bất cứ thời điểm nào dù tốt hay xấu. Vậy thế nào là một thái độ đúng? Chắc chắn trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp váp, dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và sự suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ lan tỏa tới mọi người xung quanh và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình.

B - Kiên định (Bold) . Cho dù hoàn cảnh hiện tại của bạn đang thế nào đi chăng nữa, thì vẫn phải giữ vững lập trường và không từ bỏ mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, bạn thấy được những cơ hội mà nhiều người khác không thấy, vì vậy đừng lưỡng lự nếu phải mạo hiểm. Hãy ghi nhớ, một chủ doanh nghiệp bao giờ cũng kiên định, không bao giờ để những giấc mơ của mình lụi tàn.

C - Lịch thiệp, say mê & bộc trực (Courteous, charming & candid). Ở những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất ba tính cách này thường hoà quyện với nhau rất tuyệt vời.

D - Kiên quyết (Determined) biến những ý tưởng thành hiện thực.

E - Sinh lực (Energy). Mọi người đều bàn về tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý thời gian, nhưng việc quản lý sinh lực của bạn cũng không kém phần quan trọng. Đừng phí sức vào những việc vô ích.

F – Trọng tâm (Staying Focused) . Hãy luôn giữ vững trọng tâm vào những vấn đề quan trọng chứ không phải các yếu tố tiểu tiết.

G - Hoà đồng và rộng lượng (Gregarious and generous) Những đặc tính nàysẽ giúp bạn kết giao thêm nhiều bạn mới trước khi bạn cần đến chúng. Quan hệ là nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh . Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những cử chỉ thân thiện nhỏ, vì điều này mọi người sẽ yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong những lúc khó khăn.

H - Hài hước(Humor) . Hóm hỉnh mọi nơi mọi lúc sẽ giúp bạn vượt qua nhiều đêm dài khó khăn. Một lời đùa vui vẻ hay một lời bình luận dí dỏm có thể các tác dụng rất lớn, tạo ra một sức sống mới cho bầu không khí đang căng thẳng, ngột ngạt.

I - Cách tân (Innovation) là chìa khoá cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh ngày nay.

J - Khả năng xử lý ( J uggle) nhiều nhiệm vụ trong cùng lúc mà không xao lãng bất cứ việc nào là phẩm chất tuyệt vời và rất cần thiết.

K - Độc đáo (Kooky). Mỗi một chủ doanh nghiệp đều có một vài ý tưởng độc đáo nào đó, chỉ cần đợi cơ hội, thành công sẽ đến. Những ý tưởng táo bạo có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong kinh doanh kéo theo sự thành công bất ngờ.

L - Dẫn dắt (Lead). Những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất luôn biết cách dẫn dắt mọi người đi theo con đường mà họ đã định ra.

M - Người thầy giáo ( Mentor ). Hãy là một người thầy giáo, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với những người khác. Chính bạn là người đã mở ra một hướng đi mới và mọi người đi theo bạn, vậy thì ai nếu không phải là bạn sẽ dạy họ đi trên con đường này.

N - Tự nhiên (Naturally). Hãy biến nghệ thuật làm chủ doanh nghiệp trở nên tự nhiên như một phần trong ADN di truyền của bạn, Các chủ doanh nghiệp nhiều phần được sinh ra hơn là được tạo thành. Hãy thể hiện thật nhuần nhuyễn các điểm mạnh của mình để đạt được những kết quả tuyệt vời nhất.

O - Lạc quan (Optimistic) nhưng cũng rất R - thực tế (Realistic) là hai đặc tính quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có được lối suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh, tìm thấy những câu trả lời khả khi điều hành các hoạt động kinh doanh.

P (Pleasantly persistent) - kỹ năng duy trì độ cân bằng thích hợp: bền bỉ mà vẫn thoải mái. Hai yếu tố này rất khó nhuần nhuyễn. Thành công không chỉ cần một ý tưởng lớn mà còn phải bền gan, nhưng đừng “lên gân” quá kẻo mất sức mà không đi được xa.

Q - Đặt câu hỏi (Question) với vị trí hiện tại của mình và không bao giờ tự thoả mãn. Những chủ doanh nghiệp thành đạt luôn đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để khám phá những cơ hội và vấn đề mới.

R - đặc biệt (Remarkable). Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải thực sự đặc biệt ở một mặt nào đó để nổi bật lên so với các đối thủ cạnh tranh. Việc bắt chiếc những gì người khác đã làm sẽ không đưa bạn đến đâu cả. Làm một điều gì đó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh là yếu tố sống còn.

S – Có chiến lược (Strategic) nhưngcũng biết tận dụng tối đa khi thời cơ xuất hiện. Có trong tay một tấm bản đồ, bạn có thể biết rõ những lối ngoặt, những đường tắt để đến đích một cách ngoạn mục. Nhưng bạn cũng cần phải có tầm nhìn để có thể nhận ra cái đích nào xứng đáng để vẽ bản đồ đi tới.

T - Nền tảng chuyên môn (Technically competent). Không có nhiều con đường tắt đến với mục tiêu, vì vậy bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức để cải thiện khả năng.

U - Điềm tĩnh (Unflappable). Khi mọi việc không xảy ra như ý muốn, những chủ doanh nghiệp vĩ đại luôn bình tĩnh đối mặt với thách thức.

V - Tạo dựng giá trị (Value). Trong mắt các khách hàng, các chủ doanh nghiệp phải là một tập hợp các giá trị nào đó hữu ích đối với họ.

W - Ấn tượng (Wow). Để khách hàng nhớ mãi, các chủ doanh nghiệp phải để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng qua mỗi lần tiếp xúc.

X - trải nghiệm khác thường (eXtraodinary eXperiences). Mỗi một lần mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ đối với khách hàng lại là một trải nghiệm thú vị mới.Điều này sẽ đưa khách hàng quay trở lại nhiều lần hơn trong tương lai.

Y - Những người trẻ mãi không già (Young at heart). Các ông chủ thành công không bao giờ đánh mất tính tò mò và sự ham học hỏi. Đôi mắt họ luôn loé sáng khi họ cảm thấy phấn khích vì một ý tưởng tuyệt vời nào đó.

Z - Nhiệt huyết (Zealous) với cuộc sống. Hơn tất cả, các chủ doanh nghiệp nên luôn tâm niệm rằng cớ sao cứ phải băn khoăn lo lắng, hãy thoải mái bất cứ khi nào có thể!

Vậy, trong tương lai, nếu bạn phải đương đầu với một bức tường đá hay sa lầy trên đường đi, hãy điểm lại từ điển ABC - Nghệ thuật làm chủ doanh nghiệp. Và đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao mình lựa chọn con đường này, chắc phải có một hướng đi nào đó thích hợp hơn chứ!”, rồi bạn sẽ thấy thách thức đang từng bước bị đẩy lùi và thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn.

Theo Entrepreneur


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



24 December 2007

HỌC CÁCH LÃNH ĐẠO TỪ ... LOÀI KIẾN


Có một câu thành ngữ cổ từ hơn 3 nghìn năm trước nói rằng "đi mà xem những con kiến, mới thấy chúng ta là những kẻ lười biếng. Hãy xem chúng làm gì để học cách khôn ngoan". Không quan sát loài kiến, có lẽ chẳng ai ngờ rằng, ngay cả loài kiến bé nhỏ cũng mang đến cho chúng ta những bài học lãnh đạo sâu sắc.


Có vẻ như hai giáo sư Nigel Franks và Tom Richardson tại Trường đại học Bristol (Anh) đã nghe theo lời khuyên này. Hai ông đã quan sát những thói quen xã hội của loài kiến Temnothorax-albipennis khi chúng đi kiếm thức ăn. Những điều họ quan sát được sau hai năm có thể mang lại một số bài học lãnh đạo quan trọng.

Những quan sát của họ cho thấy , trong việc tìm thức ăn, dường như có cả "kiến lãnh đạo" và "kiến nhân viên". "Kiến nhân viên" ghi nhớ các địa điểm có thức ăn, chúng báo cho "kiến lãnh đạo" thông qua râu để "kiến lãnh đạo" tiến hành bước tiếp theo. Các con "kiến lãnh đạo" cũng dạy những con "kiến nhân viên" cách để định vị thức ăn và nhớ nơi đặt thức ăn. Kiến "lãnh đạo" và "nhân viên" áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau - tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từ ổ của chúng đến nơi có thức ăn. Theo Giáo sư Nigel Franks: “Việc hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong loài kiến không đơn thuần là sự bắt chước. Kiến tuy là loài động vật có bộ não nhỏ hơn của người hàng triệu lần nhưng lại rất giỏi trong “công tác” dạy và học”.

Hai nhà nghiên cứu đã trải qua hàng giờ để quan sát các băng ghi hình những con kiến, họ cho rằng đây có thể là ví dụ minh hoạ đầu tiên về hành vi dạy dỗ của loài vật. Những con "kiến lãnh đạo" dẫn đường cho các con "kiến nhân viên" đến chỗ có thức ăn, và trên đường đi kiếm ăn, cả lãnh đạo lẫn nhân viên đều tự động điều chỉnh vận tốc cho ăn khớp với nhau. Nếu khoảng cách giữa con "kiến lãnh đạo" và "kiến nhân viên" quá gần, "kiến lãnh đạo" sẽ đi mau hơn. Nếu khoảng cách quá xa, "kiến lãnh đạo" sẽ đi chậm lại.

Nếu những con "kiến lãnh đạo" tự tìm thức ăn một mình , chúng sẽ đến nhanh hơn 4 lần so với khi chúng đi cùng những con "kiến nhân viên". Chỉ dẫn và dạy dỗ nhân viên ghi nhớ các địa điểm có thức ăn và truyền tín hiệu cho nhau bằng râu là quá trình chậm hơn nhiều. Thỉnh thoảng một số con "kiến lãnh đạo" "ngoạm" bằng miệng và "lôi" những con kiến nhân viên đến nguồn thức ăn. Làm thế này sẽ nhanh gấp 3 lần so với đi nối đuôi con trước con sau. Các con kiến lãnh đạo dường như sẵn sàng sửa đổi hành vi của những con kiến khác và chấp nhận giảm hiệu quả riêng của chúng.

Hơn thế, những con kiến dường như cũng có khả năng sư phạm . Các bài học chúng sử dụng có tính tương tác cao và được tiến hành theo nhịp độ được xác định bằng khả năng học và tiến bộ của những con "kiến nhân viên".

Quan sát thế giới côn trùng này có thể gợi lại cho chúng ta một số phẩm chất lãnh đạo đáng quý trong thế giới con người.

* Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người cố vấn đầy kinh nghiệm và mẫn cán, luôn sẵn sàng dành thời gian và tài năng để dạy dỗ những người khác. Họ thích làm các việc đúng hơn là nhanh. Họ xem thành công lâu dài quan trọng hơn là thành công trước mắt.

* Việc lãnh đạo hiệu quả là kết quả của quá trình truyền thông và tương tác. Ở đâu có sự rõ ràng, ở đó sự tin cậy tăng lên.

* Một nhà lãnh đạo quan tâm là người dạy dỗ những người khác từng bước phù hợp với khả năng của họ. Đủ nhạy cảm đề biết khi nào cần kiên nhẫn hoặc cần củng cố, tăng cường một bài học, hoặc biết khi nào có thể bước tiếp bước tiếp theo là rất quan trọng.

Tự nhiên có thể dạy chúng ta rất nhiều về chính chúng ta và về thế giới xung quanh. Nếu lần sau bạn nhìn thấy một tổ kiến, hãy dừng lại và quan sát các hành vi xã hội của chúng. Cũng nên dành một chút thời gian để xem bạn có thể học gì từ thế giới của loài kiến bé nhỏ này.


Theo lanhdao




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



19 December 2007

BỞI CHIẾN TRANH ĐÂU PHẢI TRÒ ĐÙA

Trong thời gian vừa qua, vụ việc Trung Quốc trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa đã thổi bùng lên làn sóng phản đối, phẫn nộ trong lòng người dân Việt chúng ta. Có thể nói, lần đầu tiên chúng ta thấy cảnh giới trẻ, sinh viên, học sinh chúng ta diễu hành, biểu tình phản đối trước lãnh sự quán Trung Quốc. Trên các trang web, blog cũng có nhiều hình thức phản đối (chẳng hạn trong trang này của tôi là mời các bạn ký vào bản kiến nghị "vì Hoàng Sa thân yêu" chẳng hạn). Mỗi người có một cách thể hiện lòng yêu nước của riêng mình, nhưng tựu chung lại, điều đó khẳng định một lần nữa rằng: tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của người dân Việt là bất diệt; đó là bản chất, là một phần của tâm hồn,dòng máu Việt. Nhân đây, tôi xin giới thiệu với các bạn một cách nhìn chín chắn của một nhà báo, blogger Huynh Thanh Luan đăng trên blog của anh...


BỞI CHIẾN TRANH ĐÂU PHẢI TRÒ ĐÙA


Tôi viết entry này như một cuộc nói chuyện thân tình với các bạn trẻ đang đầy nhiệt huyết, nồng nàn tình yêu đất nước và không thể khoanh tay ngồi yên khi vận nước đang đứng trước hiểm họa ngoại xâm.

Cả tuần nay, dư luận trong nước đang sôi sục vì việc Trung Quốc tiếp tục gây hấn, tổ chức tập trận ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã xâm chiếm của Việt Nam và thành lập thành phố Tam Sa để xác lập chủ quyền đối với cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong sân trường đại học, ngoài đường phố và trên mạng đã có nhiều người mạnh dạn biểu thị thái độ sẵn sàng xả thân bảo vệ Tổ quốc. Thật đáng quý, đáng trân trọng khi thấy lớp trẻ - những người đang chuẩn bị tiếp quản cơ đồ để xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh trong thế kỷ 21- biết ý thức rất rõ trách nhiệm và dám hy sinh vì đất nước.

Tôi không đại diện cho quan điểm của ai, là một người viết báo nên tôi có một số thông tin để có thể xin lạm bàn vấn đề này với tư cách cá nhân. Lâu nay, khi viết blog, tôi không viết như khi viết báo, vì tôi không có ý định gửi một thông điệp gì ngoài tâm tư khát khao được sống và yêu thương. Thế nhưng, tôi cũng hay dành thời gian viết về Trường Sa - do tôi đã được đến, đã được thấy và đã trào nước mắt khi thấy ngọn cờ Tổ quốc vẫn kiêu hãnh bay phấp phới ở nơi đầu sóng ngọn gió.

Nhiều bạn bức xúc la lên rằng Nhà nước Việt Nam quá nhu nhược, cam chịu nhục, phản ứng chiếu lệ trước thái độ ngang ngược và dã tâm rất rõ của những người cầm quyền Trung Quốc. Nhiều bạn đang kêu gọi thái độ quyết chiến, chấp nhận hy sinh. Thật ra mọi chuyện không đơn giản chút nào, bởi chiến tranh không phải trò đùa. Trước đây, trong chuyến hải hành ra các đảo trong quần đảo Trường Sa, tôi đã có dịp thăm hỏi một tướng lĩnh lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và vài vị lãnh đạo Binh chủng Hải quân nhân dân Việt Nam (do không phải là cuộc phỏng vấn chính thức nên tôi xin phép không nêu tên các vị này). Tôi đã tìm hiểu về khả năng giữ được các đảo còn lại ở Trường Sa và khả năng giải phóng quần đảo Hoàng Sa cùng các đảo ở Trường Sa đã bị chiếm đóng. Không đơn giản như trong câu hát của ca khúc “Hội nghị Diên Hồng”: “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh! Hy sinh! Thề liều thân cho sông núi!”. Vì sao? Trong khi Trung Quốc đã thành một cường quốc quân sự với lực lượng hải quân hùng hậu trên biển, có tàu sân bay, có tàu ngầm, có vũ khí hạt nhân… thì chúng ta còn quá nghèo nên vẫn còn phải tận dụng những tàu chiến từ thời chiến tranh. Máy bay Mig, Su từ Cam Ranh bay ra Hoàng Sa, Trường Sa chỉ có thể không kích không quá 5 phút vì sẽ không đủ nhiên liệu bay về (do không có tàu sân bay đưa ra tiếp cận mục tiêu và không thể tiếp nhiên liệu trên không).

Trong cuộc chiến tranh hiện đại, không thể chiến thắng chỉ bằng ý chí và lòng ái quốc. Ngày xưa chống giặc Tống, Nguyên, Thanh, cha ông ta có thể giành chiến thắng vì dù giặc là quân đội thiện chiến, nhưng cũng chỉ có tàu buồm, ngựa và gươm giáo như chúng ta. Quân giặc lại không am tường trận địa, không thích nghi được khí hậu và cũng không thể đông đảo bằng quân dân Việt Nam có thế trận chiến tranh nhân dân và có sức mạnh đoàn kết một lòng khi sơn hà nguy biến. Trong những trận chiến giai đoạn 1945-1975, đã khốc liệt hơn vì chênh lệch lớn về phương tiện chiến tranh, nhưng địa thế hiểm trở và thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân cũng đã được khai thác hiệu quả để giành được thắng lợi cuối cùng. Chiến đấu trên biển Đông thời hiện đại, ta nắm phần thua vì đây là một chiến trường không ủng hộ người cô thế. Chúng ta có thể liều lĩnh tung quân đánh úp để giải phóng các đảo bị chiếm đóng, nhưng có cố thủ được không, hay đành tử thủ vài tiếng đồng hồ rồi hy sinh?

Khi một cuộc chiến tranh nổ ra, đất nước và nhân dân sẽ trả giá bằng những tổn thất mà phải 20-30 năm sau vẫn chưa thể gượng lại được. Hãy hình dung toàn bộ các giếng dầu khí đang khai thác trên biển Đông bị dội bom - nơi đây đang cung cấp 30% ngân sách quốc gia hàng năm. Hoạt động đầu tư nước ngoài bị ngưng trệ vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vội vàng rút khỏi một đất nước đang chiến tranh. Khách du lịch quốc tế không đến Việt Nam nữa. Hàng chục triệu lao động thất nghiệp. Biên giới phía Bắc bị tấn công trên toàn tuyến. Các âm mưu phá hoại diễn ra khắp các thành phố lớn. Cả nước tổng động viên, và sẽ lại có hàng trăm ngàn thanh niên ngã xuống. Xã hội đói nghèo, người dân phải sống trong sợ hãi và khốn khó. Hàng hóa thiếu thốn nên chế độ tem phiếu - cơn ác mộng thời bao cấp lại tái diễn. Rất nhiều bạn trẻ sinh ra sau 1975 nên chưa hình dung hết thế hệ cha ông đã có những năm tháng điêu đứng, kinh hoàng như thế nào khi lớn lên trong khói lửa chiến tranh.

Hành động liều lĩnh dám chết vì tình vẫn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc dám sống để bền bỉ đấu tranh cho tình yêu. Với tình yêu Tổ quốc cũng vậy. Đi vào một cuộc chiến tranh và dũng cảm xả thân vì Tổ quốc là điều chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Nhưng điều tốt hơn vẫn là làm sao tránh được một cuộc chiến tranh. Sự phản ứng của Nhà nước Việt Nam thật yếu ớt khi chỉ có lời tuyên bố lên án và khẳng định chủ quyền của người phát ngôn Bộ Ngoai giao. Nhưng tôi tin còn nhiều động thái đằng sau đó. Sáng nay, những người quan sát tinh ý sẽ đặc biệt chú ý một mẩu tin nhỏ trên báo: Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ thăm Việt Nam vào ngày 13-12 tới đây. Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Timothy Keating nói: “Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam sớm có vai trò lớn hơn trong hợp tác an ninh trong vùng. Quan điểm của phía Hoa Kỳ là các nước cần tuân theo tuyên bố hồi năm 2002 về giải quyết các xung đột trên biển Đông một cách hòa bình, và Hoa Kỳ sẵn sàng ''trợ giúp hòa bình'' trong vấn đề này. Chúng ta đang ở thế kỷ 21 và giải quyết mọi việc một cách hòa bình. Xung đột sẽ chỉ làm phức tạp những lợi ích kinh tế mà tất cả các bên đều cùng có thể hưởng từ biển Đông. Tôi nghĩ tất cả các bên hiểu điều này và họ sẽ làm điều hợp lý nhất - đó là giải quyết mọi việc một cách hòa bình''.

Rõ ràng đây là một bước đi quan trong trong thế trận ngoại giao và quân sự. Chúng ta không ngây thơ trông đợi người Mỹ hay ai đó sẽ giúp chúng ta bảo vệ đất nước và giành lại phần lãnh thổ đã bị xâm chiếm, nhưng chúng ta vẫn biết linh hoạt khi tạo thế trận cho mình. Tôi rất tâm đắc khi được nghe một vị lãnh đạo ngành ngoại giao nói về kế sách dĩ bất biến ứng vạn biến và thế trận ngoại giao đa phương hóa của Việt Nam. Một hình ảnh được đưa ra rất dễ hình dung: chúng ta trồng một cây anten cao, chằng buộc rất nhiều dây căng ra nhiều phía thì không thể đổ được. Năm 2008, Việt Nam ngồi vào ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tiếng nói của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế sẽ có sức nặng hơn. Chúng ta sẽ khó có thể xử với một kẻ côn đồ bằng vũ lực, nhưng chúng ta vẫn có những cách thông minh và mềm mỏng. Chúng ta đang tạo thế và lực để giữ được toàn vẹn lãnh thổ của mình, không dựa dẫm ai, nhưng vẫn trụ được. Trong cục diện hiện nay, chúng ta chưa thể giải phóng những hải đảo đã bị chiếm, nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận từ bỏ chủ quyền. Vẫn còn cần có thêm nhiều thời gian, và cần tích lũy đủ thực lực. Chúng ta học bài học từ Trung Quốc, khi họ kiên trì đòi chủ quyền lãnh thổ và khi họ đủ mạnh, họ đã giải phóng Hong Kong, Macau sau cả trăm năm mà không tốn xương máu. Chúng ta cũng vững tin sẽ làm được điều đó với Hoàng Sa, Trường Sa.

Lâu nay đến với blog HTL, các bạn chỉ thấy một không khí thật bình yên. Hôm nay tôi viết một entry khô khốc, không chút mượt mà, nhưng lời lẽ, câu chữ vẫn rất bình yên giữa không khí sôi sục này. Tôi viết ra những điều mình nghĩ và tin.

HUYNH THANH LUAN



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



13 December 2007

BÓNG ĐÁ LÀ THẾ ĐẤY!!!


Hi vọng nhiều, thất vọng sẽ nhiều!
Câu nói này thật sự đúng trong bóng đá.
Hôm nay, những niềm hy vọng cuối cùng của bóng đá Việt Nam cũng đã không thể thành công. Hai đội tuyển bóng đá và futsal của nữ đều đã thất bại trước người Thái. Buồn như con chuồn chuồn!
Thôi thì, gạn đục khơi trong, tìm chút gì tiêu biểu liên quan tới bóng đá Việt Nam ở kỳ Sea Games 24 này, giới thiệu cho mọi người chơi.







Hy vọng trước trận đấu



TRÊN KHÁN ĐÀI...



Cổ vũ cho các anh U23 thôi, goal, goal, alé, alé....



Dưới sân U23 bế tắc, nhưng trên này cơ hội tràn trề..



Các anh ơi, cố lên, em nè...



Hết mình với các anh luôn!!!

... NHƯNG DƯỚI SÂN



Hết hơi rồi...



Ngay cả trên chấm 11m



Không dám nhìn em nữa...



Biết nói gì với mọi người đây...



Với nỗi đau của những cổ động viên trung thành này...






Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



10 December 2007

THE NUDES ON THE SPORT GROUNDS


How can you become a well-known one swiftly on the sport grounds? It's unnecessary to have gifts for football, baseball, tennis or golf,... There is an easy key for you. Somebody has used this way and got some success. Would you like to try it? Let's see...




One of the pioneers, at the rugby football match between England and Wales in 1974


A crazy fan of Richard Krajicek, in 1996



Super naked star, mr. Mark Roberts, in 1995



Mark Roberts again



and Mark Roberts at Wimbledon final match, in 2002



What were you looking, Tiger Woods?



A gift for Tiger from Yvonne Robb



I'm a tiger too, Tiger Woods!



All for you, Tiger!



I love you, Sharapova! Look at me!



Trying hard, Maria!

How do you feel? Can you do it?
With the inspiration from that photos,I introduce to all you a clip right below. It's so enjoyable! Here we go!




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



09 December 2007

CHÈN FLV (FLASH VIDEO) VÀO TRONG BLOG

Trong các định dạng file video hiện hành, có vẻ như FLV (flash video) đang được ưa chuộng nhất do dung lượng file nhẹ, tốc độ tải về nhanh. Nếu như bạn đang có một số file video hay và muốn chia sẻ với mọi người trong trang blog của mình thì phải làm như thế nào? Rất đơn giản, bài viết sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách nhanh chóng và dễ dàng...


Trước hết, để đọc được file FLV, bạn cần có chương trình flvplayer. Bạn có thể tải về tại đây
Sau khi có file flvplayer.swf, bạn có thể upload lên một host nào đấy (như ở đây tôi dùng là Google page.
Công việc còn lại là chỉ việc chép đoạn mã sau vào chỗ nào bạn muốn thể hiện đoạn video(trong bài đăng thì chép vào edit HTML hoặc trong 1 widget nào đó).


Ngoài ra, nếu như bạn có nhiều video nhạc, bạn có thể tạo một play list cho các video này. Bạn có thể tham khảo playlist tại đây.
Sau khi download playlist này về, bạn có thể mở file bằng notepad (wordpad).
Playlist có dạng:

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<playlist version="1" xmlns="http://xspf.org/ns/0/">
<trackList>

<track>
<title>TÊN BÀI HÁT</title>
<creator>TÊN TÁC GIẢ</creator>
<location>LINK ĐẾN FILE .FLV</location>
</track>

</trackList>
</playlist>
Như vậy, bạn có thể tạo ra một play-list của riêng bạn (viết play-list theo dạng trên trong notepad hay wordpad). Sau đó, bạn upload lên một host nào đấy.
Bây giờ, bạn chỉ việc chép đoạn mã sau vào nơi bạn muốn hiển thị trong blog của mình và mời các bạn khác tới thưởng thức.


Chúc bạn thành công!



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



TIGER MOM - PIGGY KIDS


Believe it or not, that's no problem because that's the truth. The mom, a 6 years old tiger, is caring for some piggies as good as others. All photos below are taken at the zoo in Bangkok (Thailand). Here we go!














The reciprocal exchange: the pig mom and the tiger child.



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



HỊCH... CHỨNG KHOÁN


Hỡi ôi!Thị trường sụp đổ,
Lòng người đau khổ
Ki cóp bằng lao động khó nhọc mười năm
Tiền rủng rỉnh há cũng nổi danh
Mà một thoáng lên sàn
Tiền mất, tật mang tiếng vang như mõ
Nhớ khi xưa:
Chịu khó làm thêm
Tiền không nhiều
Nhưng cũng đủ đưa vợ đi xem phim, ca nhạc

Bản tính thật thà
Việc lăng xê, làm giá
Chẳng bao giờ biết!
Sàn chứng khoán đã mở nhiều năm
Chẳng muốn tham gia
Ghét trò buôn lận bán gian
Như nhà nông ghét cỏ!
Nào ngờ thị trường nổi lên:
Mỗi ngày kiếm năm phần trăm
Hỉ hả tiền vào ra
Vợ con nở mặt, nở mày
Chẳng phải chém rắn, đuổi hươu
Vẫn khen giỏi quá!
Phen này xin ra sức đoạn kình
Chẳng thèm làm thêm, chẳng thèm xin vợ
Mở túi xắn tay đi hốt bạc.
Khá thương thay!
Vốn chẳng phải nhà đầu tư, kinh tế
Theo đuôi đi làm ăn
Chẳng qua chỉ là xe ôm, giúp việc
Thích thì lên sàn
Việc tính toán chẳng bao giờ rõ
Chẳng biết tài chính là gì
Vẫn đặt lệnh nọ kia
Vẫn lời lãi ăn chia đủ cả

Hồng hộc xốc tới, coi tiền như không
Mặc ai cảnh báo nhỏ to
Chen lấn lên sàn, liều mình như chẳng có
Kẻ mua cao, người bán thấp
Làm cho mọi người trợn mắt hồn kinh
Trối kệ tiền của nhà, tiền nợ
Vẫn lăm lăm lời lãi đến cùng
Đâu biết xác phàm vội bỏ
Thị trường mới đỏ có vài phiên
Đã tranh bán với nhau
Tiền thu về không đủ nợ
Nuôi béo mấy thằng Tây
Trăm năm thì trường nói ấy là chữ MÊ
Chẳng bao giờ vinh quy với vợ
Ôi thôi thôi!
Chùa Trấn Quốc năm canh ưng đóng lạnh
Chút lòng tham xin trả lại ánh trăng rằm
Tiền với bạc trôi theo dòng nước đổ
Tiếc tiền quá, mẹ già ngồi khóc trẻ
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng.
Ôi!
Một trận chơi hoang
Ngàn ngày chết dở
Thương vì hai chữ thiêu thân
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm
Nói một câu quá khổ...
Thương thay nhà đầu tư nhỏ!!!




Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



08 December 2007

NHỮNG CÔNG DỤNG MỚI CỦA MŨ BẢO HIỂM

Vậy là chỉ còn vài ngày nữa, quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên mọi tuyến đường sẽ đi vào ứng dụng. Quả thực, đi đâu cũng kè kè cái "nồi cơm điện" ấy thì khá khó chịu và vướng víu. Hài nhất là khi sáng sáng, áo ba lỗ, quần sọoc đi ăn sáng, café, có một khúc đường con con mà phải đội mũ bảo hiểm... Nói chung thì bất tiện cũng nhiều nhưng nếu như chúng ta cứ bình thường hoá vấn đề, thoải mái con nhái một chút thì cũng không đến nỗi nào đâu. Như những ứng dụng mới được nghiên cứu dưới đây chẳng hạn...


Hi...hi... Một chỗ giấu mo-nì hết xảy!!! Cho bà xã tha hồ kiểm tra túi, ví,..

Đỡ phải mang túi xách đi chợ nhé!
Chết nè!.... Dám giật đồ của bà à?!!!

Nhào vô... giật đồ không được, giờ muốn cướp hả?... Lợi hại hơn nhị khúc của Lý Tiểu Long đấy!

He.. he... Tránh được cả "tai bay vạ gió"...



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!

07 December 2007

TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT CON CHIM

Chuyện "Vàng Ảnh... Vàng Anh" đã qua cũng khá lâu rồi. Mọi chuyện cũng đã xuôi xuôi (vì xét cho cùng, mọi người cũng đâu dư hơi dư sức đâu mà bàn tán mãi về cái chuyện xì - xăng -đan đó). Biết vậy, nhưng hôm nay đọc được bài viết này của tác giả Trần Thu Trang, thấy hay hay, nên post lên cho các bạn cùng tham khảo, cũng coi như là "lật lại hồ sơ cũ" vậy. Chuyện là thế này...


Cái lồng chim ở quán café vỉa hè, bình thường không ai ngó tới, hôm nay lại được cả đám khách ra liếc vào hỏi. “Chim gì thế, vàng anh à?”, “Con này có phải vàng anh không nhỉ?”, “Hình như là vàng anh, có máy ảnh không, chụp đi”… Con chim hằm hằm lẩm bẩm: “Đúng là lũ dốt, vàng anh vàng iếc cái gì, người ta là vành khuyên!”. Em ngồi gần nghe được câu đó, bèn quay sang tán tỉnh vài câu.

Em: Chào bạn, trước hết xin chúc mừng.

Vành khuyên: Tính theo tuổi người thì tôi mới đi mẫu giáo nhưng tính theo tuổi chim thì tôi lĩnh sổ hưu rồi đấy, chị ăn nói cho cẩn thận, chúc chiếc cái gì?

Em: À, vầng, cháu xin lỗi bác. Việc chúc mừng là vì cháu mới đọc được thông báo khẩn của Bộ Giáo dục rằng “Do ảnh hưởng của vụ “Vàng Anh” nên chỉ thị cho các trường thay đổi cốt truyện Tấm Cám: Từ “Tấm chết đi biến thành chim vàng anh” đổi thành "Tấm chết đi biến thành chim vành khuyên”, thấy bảo bộ trưởng đã ký.

Vành khuyên: Chị nhận được tin này ở đâu?

Em: Dạ, đầu tiên là qua Yahoo Messenger, sau đó qua forum và blog, bác có biết mấy cái đấy không ạ?

Vành khuyên: Biết, café vỉa hè cũng có wifi, tôi còn lạ gì! Nhưng cái tin chị nói thì chưa biết đâu.

Em: Giờ biết rồi, bác cho cháu xin vài câu cảm nghĩ.

Vành khuyên: Nói theo phong cách cái anh đạo diễn Thanh Hải thì “tôi đã rất sửng sốt về mọi chuyện”. Nhưng thế vẫn chưa đủ diễn cảm. Quả này khéo phải mượn lời anh Khải Anh, “tôi cho rằng đây là những thông tin nhũng nhiễu với mục đích gây sốc và làm ảnh hưởng đến quá trình sống của tôi”.

Em: Chẳng nhẽ bác không thích vào truyện cổ tích nổi tiếng như Tấm Cám ạ?

Vành khuyên: Không, tôi vào một bài hát là đủ rồi. Chị có biết bài đấy không nhỉ?

Em: “Có con chim vành khuyên nhỏ, dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà.”

Vành khuyên: Đấy đấy, chính nó. Bao nhiêu năm nay tôi phát mệt vì nó rồi. Chị trông, tôi nhỏ thì có nhỏ nhưng dáng cũng lẳng lơ đanh đá chứ ngoan ngoãn mấy đâu. Tính tôi lại không thích nghi lễ, khúm núm, làm gì có chuyện gặp sơn ca chào sơn ca, gặp chích choè chào chích choè.

Em: Cháu nói bác đừng giận, quả là bác không được “gọn gàng đẹp xinh” như trong lời bài hát thật, nhỏ người nhưng hơi thừa mỡ, cũng hơi lôi thôi (giống cháu).

Vành khuyên: Thì tôi có tự nhận thế đâu. Bỗng dưng ông Hoàng Vân ông ấy túm tôi vào bài hát đấy chứ. Rồi “chúng nó” hát đi hát lại bao nhiêu lâu, lại còn bịa thêm truyện, tô thêm tranh để nâng tôi lên thành điển hình cho bọn trẻ con noi theo nữa. Trong khi tôi không được như thế và cũng chả thích như thế!

Em: Sao bác không xin rút khỏi bài hát cho đỡ mệt?

Vành khuyên: Chị tưởng muốn rút mà được đấy phỏng. Ai cho rút? Lý do gì mà rút?

Em: Thì bác vừa bảo bác không được như trong bài hát và cũng chả thích như thế còn gì? Cháu tưởng bác chỉ nói với bác Hoàng Vân một câu là xong?

Vành khuyên: Chị rõ thật là… Bài hát viết ra rồi, ca sĩ hát lên rồi, sóng truyền thanh truyền hình phát đi rồi, tin tức phỏng vấn bên lề đăng cả rồi, rút vào mắt! Ấy là chưa kể đến những quyền lợi tôi được hưởng, bọn vành khuyên giai mê tôi lắm, tôi lại còn nhận được hợp đồng quảng cáo cho hãng sản xuất cám chim, thẩm mỹ viện, cửa hàng vàng mỹ ký chuyên khuyên tai…

Em: Nhiều ràng buộc quá bác nhở…

Vành khuyên: Phải, nhưng cái ràng buộc quan trọng nhất phải làm ngay từ đầu thì không ai đả động.

Em: Cái gì ạ?

Vành khuyên: Tôi cũng chả biết con người các chị gọi nó là cái gì, hợp đồng hay cam kết thì phải. Đại khái, trước khi cho tôi vào bài hát ca ngợi ngất giời thế, người ta phải tìm hiểu đời sống tâm tư của tôi một tí xem có gì vênh lệch với bài hát không, phải bắt tôi ký một cái giấy hứa tuân thủ hình tượng. Sau khi làm xong các thủ tục ấy rồi mới cho tôi vào bài hát. Đằng này, thấy tôi xinh xinh (hồi trẻ tôi ngon lành lắm), nghe tôi hót ríu rít vui tai, họ tống luôn tôi vào bài hát, nâng tôi thành thần tượng. Dở hơi hết sức! Cũng may là tôi ở trong lồng này nên không có bê bối gì to nhớn, thỉnh thoảng chỉ chửi bậy mấy câu xong rồi đổ tội cho thằng khướu bạc má bên kia…

Em: Vầng, thế nên bây giờ cô Tấm hiền dịu chết đi mới hoá thành bác chứ không phải thành vàng anh.

Vành khuyên: Ôi dào, tin qua mạng toàn bốc phét, khi nào có văn bản chính thức đăng công báo thì chị hẵng chúc mừng. Với lại cô Tấm cũng có hiền đâu, cái đoạn làm mắm em gái tôi đọc xong sởn hết cả lông cánh! Mà này, thế cái đoạn ông hoàng tử gọi “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo” thì biến thành “Vành khuyển, vành khuyên… à?”. Khiếp, nghe chữ khuyển tôi cứ nghĩ đến con Mi Lu sau nhà…

Nói đến đây cuộc đàm thoại người - chim bị cắt ngang, có thằng bé bán đĩa rong dí cái VCD nhãn mác lem nhem vào mặt em, rao: “Phim sex Vàng Anh, đầy đủ, chị mua không?”. Em có thể tìm được trên mạng, tất nhiên chả dại gì bỏ mười mấy nghìn cho nó. Nó thấy em im im, cũng chẳng nài thêm, đi tiếp sang quán bên cạnh, ở đấy có mấy người đang vẫy. Ở những quán café vỉa hè thế này, người ta thường bàn tán đủ chuyện, gần đây toàn những lời than vãn, giá cả leo thang, học phí tăng, cầu sập, vỡ đập... Giờ có vụ Vàng Anh nóng hổi để người ta tạm quên đi những thứ kia, cũng hay!

Trần Thu Trang



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Các bạn đã từng nghe trên Ptiện thông tin đại chúng về việc VN hay bị coi là bán phá giá vào thị trường Mỹ hay EU về mặt hàng :thủy sản. giầy da,may mặc...Vậy các bạn có biết dựa vào đâu mà Mỹ Hay EU lại đưa ra phán quyết như vậy. Thông tin sau đây sẽ cung cấp rõ hơn về vấn đề này.


Hiệp định về chống bán phá giá

Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay.
Tên đầy đủ của Hiệp định là Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994). Điều VI của GATT 1994 cho phép các thành viên có biện pháp chống lại hành vi bán phá giá. Hiệp định về Chống bán Phá giá quy định chi tiết các điều kiện để các thành viên WTO có thể thực hiện các biện pháp như vậy. Cả Hiệp định và Điều VI được sử dụng cùng nhau để điều chỉnh các biện pháp chống bán phá giá.

Điều kiện áp dụng
Định nghĩa đầy đủ của hành vi bán phá giá được quy định trong Hiệp định. Nói một cách vắn tắt, đó là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu là thành viên WTO phải chứng minh được ba điều kiện sau:
· Có hành động bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu (gọi là biên độ phá giáWink.
· Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu.
· Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất nêu trên.

Biện pháp áp dụng

Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhập khẩu bị điều tra. Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm đưa mức giá của sản phẩm đó xấp xỉ với "giá trị thông thường" của nó hoặc để khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định - tối đa là 5 năm.

Miễn trừ
Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện pháp chống bán phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá không đáng kể (nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán phá giá là không đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng nhập khẩu).

Cơ quan theo dõi
Hiệp định cũng quy định các thành viên phải báo cáo chi tiết ngay lập tức cho Ủy ban phụ trách các Hành động Chống bán Phá giá của WTO khi họ bắt đầu tiến hành điều tra sơ bộ cũng như khi đưa ra kết luận cuối cùng. Họ cũng phải báo cáo tổng kết hai lần mỗi năm cho Ủy ban tất cả những cuộc điều tra của họ. Khi có sự tranh cãi, các thành viên được khuyến khích tiến hành tham vấn lẫn nhau. Nếu tham vấn không đạt được kết quả, họ có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết và phải chấp nhận kết quả giải quyết theo cơ chế này.





Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)



Vậy là đã hơn 1 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (07/11/2006 - 07/11/2007). Thời gian chưa đủ dài để chúng ta có thể cảm nhận được sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam cũng như thấu hiểu hơn những tác động của tổ chức này đối với nền kinh tế nói chung và đời sống "dân đen" chúng ta. Thử tìm hiểu rõ hơn về tổ chức này xem thế nào...


Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004).
Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.

NGUỒN GỐC

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.

CHỨC NĂNG

WTO có các chức năng sau:
· Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
· Diễn đàn đàm phán về thương mại
· Giải quyết các tranh chấp về thương mại
· Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
· Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
· Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

ĐÀM PHÁN

Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước. Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng Xanh" (tiếng Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Geneva, Thụy Sỹ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-Ministerials) khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy.
Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra.
WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, Mexico vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 đên 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan).
Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.

Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
1. Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
2. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
3. Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
1. Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
3. Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
1. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
2. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
3. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

CÁC NGUYÊN TẮC

· Không phân biệt đối xử:
1. Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
2. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
· Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
· Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
· Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
· Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên
Các hiệp định
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:

· Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
· Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
· Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)
· Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
· Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
· Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
· Hiệp định về Chống bán Phá giá
· Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
· Hiệp định về Tự vệ
· Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
· Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
· Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
· Hiệp định về Định giá Hải quan
· Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
· Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
· Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp

THÀNH VIÊN
Đến ngày 27 tháng 07 năm 2007, WTO có 151 thành viên .Thành viên mới gia nhập là Tonga



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



BIỂN SỐ XE CƠ GIỚI

Hàng ngày lượn trên đường, ngắm bà con nườm nượp qua lại, thấy đứa bạn thỉnh thỏang lại ngó biển xe người khác, phán: em này ở Vĩnh Long, em kia ở Cần Thơ...Thực sự nể phục vì không hiểu sao tụi nó lại có thể nhớ được những điều như thế. Xem ra việc ngồi uống ly cafe ven đường, ngắm bà con qua lại, nhìn biển số xe người ta mà phán như thầy bói, cũng là một cách giải trí thú vị. Nhân đây, giới thiệu với mọi người biển số xe các tỉnh thành ở nước ta. Cũng coi như là thêm một chút kiến thức...


11-Cao Bằng
12-Lạng Sơn
13-Hà Bắc cũ (Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn)
14-Quảng Ninh
15,16-Hải Phòng
17-Thái Bình
18-Nam Định
19-Phú Thọ
20-Thái Nguyên
21-Yên Bái
22-Tuyên Quang
23-Hà Giang
24-Lào Cai
25-Điện Biên
26-Sơn La
27-Lai Châu
28-Hòa Bình
29,30,31,32-Hà Nội
33-Hà Tây
34-Hải Dương
35-Ninh Bình
36-Thanh Hóa
37-Nghệ An
38-Hà Tĩnh
39,40,41,42- Không có
43-Đà Nẵng
44,45,46-Không có
47-ĐắcKlắc
48-ĐắcNông
49-Lâm Đồng
50,51,52,53,54,56,57,58-Tp.HCM
60-Đồng Nai
61-Bình Dương
62-Long An
63-Tiền Giang
64-Vĩnh Long
65-Cần Thơ
66-Đồng Tháp
67-An Giang
68-Kiên Giang
69-Cà Mau
70-Tây Ninh
71-Bến Tre
72-Vũng Tàu
73-Quảng Bình
74-Quảng Trị
75-Thừa Thiên Huế
76-Quảng Ngãi
77-Bình Định
78-Phú Yên
79-Khánh Hòa
80-Biển số Cơ quan nhà nước
81-Gia Lai
82-Kon Tum
83-Sóc Trăng
84-Trà Vinh
85-Ninh Thuận
86-Bình Thuận
87-Không có
88-Vĩnh Phúc
89-Hưng Yên
90-Hà Nam
91-Không có
92-Quảng Nam
93-Bình Phước
94-Bạc Liêu
95-Hậu Giang
96-Không có
97-Bắc Kạn
98-Bắc Giang
99-Bắc Ninh


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



06 December 2007

TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA CHÚNG TA!

Mấy bữa nay báo chí lại rộ lên thông tin Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa như một cách để hiện thực hóa việc quản lý hành chính đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa! Đọc mà tức anh ách! Là người Việt Nam thì ai trong chúng ta chẳng được biết rằng, ở ngoài khơi biển Đông, có những vùng đất đã được cha ông ta khai phá từ bao đời trước. Dẫu biết rằng, nước Việt chúng ta có lúc mạnh lúc yếu, lịch sử chúng ta khi hưng khi phế, nhưng chúng ta và những thế hệ sau chúng ta đã, đang và sẽ phải luôn nhớ rằng Hoàng Sa, Trường Sa luôn là một phần máu thịt của dải đất hình chữ S yêu dấu. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta, từ Nhà nước tới từng tổ chức xã hội, cá nhân, người trong nước, cũng như ngoài nước,... tất cả những người có dòng máu Việt trong huyết quản nên chung tay góp phần vào việc tuyên truyền, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với mảnh đất thiêng liêng này. Mỗi học sinh khi học vẽ bản đồ Việt Nam, hãy nhớ vẽ những quần đảo như những người lính đang miệt mài canh gác vùng biển quốc gia. Mỗi báo đài, truyền hình, trong mục dự báo thời tiết hay bất kể khi nào có thể nên đưa tin về Trường Sa, Hoàng Sa. Nhà nước, Chính phủ hãy thúc đẩy, tìm kiếm những dự án, phương thức để thực hiện nhanh nhất, cụ thề và hiệu quả nhất việc khẳng định chủ quyền, đầu tư, khai thác (các lĩnh vực dầu khí, du lịch,..). Hãy hiện thực hóa Hoàng Sa, Trường Sa bằng những điều cụ thề, rõ ràng chứ đừng chỉ "tưởng nhớ" trong tâm tư, thông qua báo đài, hay những trang lịch sử...

Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

- Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

- An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

Những tư liệu của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

- Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

Những bằng chứng thuyết phục

Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.

Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.

Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

- Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

- Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Tóm lại, chúng ta hãy luôn luôn ghi nhớ: Hoàng Sa, Trường Sa là đảo của Việt Nam, biển của Việt Nam, đất của Việt Nam!
Để tham khảo thêm thông tin về 2 quần đảo này, xin vào đây: Hoàng Sa,Trường Sa



Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



05 December 2007

KHÁM PHÁ ... MBA TRONG NƯỚC

Tôi dạo này bị ám ảnh bởi cái bằng MBA(Master of Business Administration). Thật sự thì chẳng biết là do cái máu làm kinh doanh bắt đầu trỗi dậy hay do đã quá chán ngán cái bằng kỹ sư chẳng phục vụ được gì cho công việc hiện tại. Mà cũng có thể là do trong tình hình hiện nay, bằng cấp đại học đã nhiều như "lợn con"(!!!), thầy nhiều hơn thợ... Thực sự thì dù là nguyên nhân gì đi nữa thì tôi cũng đã "cong đuôi" đi tìm hiểu về nó. Tìm hiểu rồi mới thấy ... MBA giờ cũng "nhiều như quân Nguyên" rồi. Trường trường lớp lớp MBA, nhà nhà người người MBA... Trong vòng vài năm trở lại đây, hàng loạt trường đại học lớn, nhỏ, xịn, rởm quốc tế ồ ạt “đổ bộ” vào Việt Nam mở các khóa học MBA như thể mới phát hiện ra một môi trường kinh doanh hốt bạc. Các trường đại học trong nước cũng chạy đua trương bảng hiệu chiêu sinh, liên kết với các trường Âu Mỹ mang mác "ngoại" khác, nhốn nháo như thể nhà mặt tiền nô nức treo biển cho thuê mặt bằng (hay như kiểu trường ĐH Kinh tế TPHCM dẹp sạch canteen, nhà giữ xe, bàn bóng bàn,... ở ký túc xá để lấy chỗ cho ngân hàng Phương Đông kê bàn ghế cho xứng mặt "làm kinh doanh"!!!).

Những trường đại học uy tín của nước ngoài, hoặc liên kết với các trường của nước sở tại, hoặc tự tổ chức các khoá học MBA ngay tại nước đó, giúp người học có thể tiết kiệm đáng kể chi phí ăn ở, đi lại mà vẫn có khả năng đạt được kiến thức và bằng cấp có giá trị. Tuy học tại chỗ, chất lượng giảng dạy và bằng cấp có giá của những khóa MBA trong nước ấy vẫn hơn hẳn chất lượng giáo dục của những trường đại học không tên tuổi ở nước ngoài, dù hiện tại, không ít người Việt vẫn nghĩ bằng ngoại tốt hơn…

Tuy nhiên, để theo học khóa MBA trong nước - bằng cấp quốc tế, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về các trường nước ngoài có liên kết với Việt Nam trước khi chọn trường theo học nếu không muốn “tiền mất tật mang”, bởi không phải tấm bằng MBA nào cũng có giá trị, đặc biệt là giá trị quốc tế.

Vậy, tấm bằng MBA quốc tế học trong nước đáng giá bao nhiêu? Ai cũng có thể thấy qua mức học phí – rẻ hơn bằng MBA học ở nước ngoài. Tuy nhiên, giá trị lớn hơn và tích cực hơn của nó nằm ở chỗ người Việt đã có thể gặt hái những kiến thức đỉnh cao mang tầm quốc tế ngay tại Việt Nam, và giá trị MBA như thế nào còn phụ thuộc vào việc ta học và áp dụng tấm bằng ấy vào thực tiễn ra sao!

Nói vậy cho nó văn vẻ một chút, đi vào điểm mấu chốt của học MBA trong nước là:
1. Thứ nhất - TIỀN - bao nhiêu? (tiêu chí này không dành cho các "tiểu gia" dư "đạn" bắn tận sang Âu Mỹ nhé!. Khoản này cũng vô chừng, tùy theo danh tiếng, hình thức đào tạo của trường mà có thể dao động từ 4K - 16K USD.
2. Thứ hai - ĐẲNG CẤP - tất nhiên là giá trị thực sự của tấm bằng. Cái này phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng, từ nhiều nguồn vì hiện nay có rất nhiều kiểu trường đào tạo MBA ở Việt Nam hiện nay mang những cái tên rất kêu, rất Tây, rất Mỹ nhưng lại là hàng rởm. Phải thật cẩn thận, bút sa tiền mất, mà tiền này không hề nhỏ đâu!
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi đã "nghiên cứu" sơ bộ và xin giới thiệu với các bạn tham khảo một số điều mà tôi đã "lượm" được:

I. Thủ tục đầu tiên - dành cho những người nghèo như tôi - MONEY...MONEY...?

Vấn đề này luôn là đối tượng được ưu tiên tìm hiểu trước (trong mọi trường hợp) đối với tôi. Nếu không đủ khả năng chi trả học phí,như tôi, bạn có thể vay tiền theo chương trình "Hỗ trợ tài chính ACB - USAID lấy bằng thạc sĩ quốc tế tại Viêt Nam" được thực hiện theo thỏa thuận được ký giữa ACB và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID (The U.S Agency for International Development). USAID sẽ bảo lãnh cho sinh viên vay vốn tại ACB để học các chương trình cao học liên kết được USAID chấp thuận tại Việt Nam, bao gồm những chương trình sau:

* Chương trình cao học Quản trị kinh doanh (MBA) của trường Hanoi School of Business, ĐH Quốc Gia kết hợp với Trường ĐH Hawaii của Hoa Kỳ. ĐC: 144 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Website

* Chương trình cao học về kinh tế phát triển (MDE), ĐH Kinh Tế Quốc Dân kết hợp với các trường đại học của Hà Lan và Australia. ĐC: 207 Giải Phóng, Hà Nội.

* Chương trình cao học Quản trị kinh doanh (MBA), ĐH Kinh Tế Quốc Dân kết hợp với trường đại học Washington của Hoa kỳ. ĐC: 207 Giải Phóng, Hà Nội.

* Chương trình cao học Kinh doanh quốc tế, ĐH Kinh tế Tp.HCM kết hợp với Trường ĐH Công nghệ Curtin – Úc. ĐC: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.HCM. Website

*Chương trình cao học Quản trị kinh doanh (MBA) của TT viện công nghệ châu Á tại VN kết hợp vơí TT công nghệ Châu Á Thái Lan. ĐC: 21 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Website

II. Một số khóa MBA quốc tế nổi bật
1- Khóa đào tạo Thạc sĩ QTKD MBA tại Việt Nam của ĐH Tổng hợp Hawaii
- Chương trình thiết kế theo tiêu chuẩn của tổ chức Quốc Tế AACSB (chỉ dành cho 25% những trường QTKD hàng đầu tại Mỹ).
- Điều kiện theo học: 500 điểm TOEFL; 450 điểm GMAT, vượt qua cuộc phỏng vấn của các giáo sư, có kinh nghiệm làm việc.
- Thời gian học: 2 năm
- Học phí: 16.000 USD, ưu đãi 10-50% cho những sinh viên xuất sắc.
- Thông tin tham khảo: tại đây

2- Chương trình Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh - MBA của ĐH RMIT
- Áp dụng chương trình hiện tại của RMIT ở Úc.
- Điều kiện theo học: bằng cử nhân; TOEFL- iBT 92 hoặc IELTS 6.5; kinh nghiệm làm việc.
- Học phí: 15.050 USD/khóa (chương trình bán thời gian – 2 năm) hoặc 15.410 USD/khóa (chương trình toàn thời gian – 1 năm)
- Thông tin tham khảo: tại đây

III. Một số chương trình đào tạo MBA liên kết

- ĐH Hà Nội - ĐH La Trobe (Úc): Lệ phí nhập học 30 USD, học phí 6.400 USD/khóa.
- ĐH Quốc gia Hà Nội - ĐH Impac (Mỹ): học MBA bằng tiếng Việt, khóa học tổ chức tại Hà Nội: 9.000 USD, tại TP.HCM: 10.000 USD/khóa. "Chú" này nói học phí đắt do phải dịch tài liệu sang tiếng Việt, rồi dịch bài kiểm tra từ tiếng Việt sang tiếng Anh,...
- ĐH Kinh tế TP.HCM - Phòng Công nghiệp Paris (CFVG): Lệ phí hồ sơ: 300.000đ, học phí 5.000 USD/khóa. "Chú" này học phí mềm nhưng bằng không "prồ" vì 2 nơi ký và không phải liên kết với 1 trường ĐH.
- ĐH Bách Khoa TP.HCM – Trường Đào tạo về Quản lý Maastricht (Hà Lan): Học phí 9.500 USD/khóa. "Chú" này thì được đánh giá khá cao trong các trường liên kết.
- ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Trường Đại học Bolton (Anh): học phí 4.350 bảng Anh/khóa.
- ĐH SCUPS - ĐH Bách khoa Hà Nội đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh. Văn bằng do SCUPS cấp theo tiêu chuẩn các trường đại học Mỹ. Thời gian học từ 18h đến 20h30', kéo dài 18 tháng. Lệ phí 5.000 USD.
- ĐH Mở - ĐH Brussel (Bỉ): học phí 4000 USD (mềm nhất đấy).
- ĐH Colombia Southern (Mỹ) - Hội khuyến học VN: học phí 7000USD. "Chú" này học kiểu online.

Ngoài ra còn rất rất nhiều trường nữa, tôi mà kể ra chắc đến mai cũng chưa hết. Nói chung, trước khi quyết định theo học một trường nào đó, phải tuân theo 3 nguyên tắc sau: thứ nhất, tìm hiểu kỹ; thứ hai, tìm hiểu kỹ hơn nữa; và thứ ba, làm lại hai bước trên!


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



04 December 2007

HẬU HẮC HỌC - PHẦN 2


Trong phần 1 chúng ta đã được Lý Tông Ngộ tiên sinh chỉ giáo về các "bí quyết" thành công của Tào Mạnh Đức, Lưu Bị, Ngô Quyền, cũng như Hán Cao Tổ Lưu Bang. Vậy các "bí kíp" này có đúng với các vị anh hùng lưu danh sử sách khác không? Hãy tiếp tục xem Lý tiên sinh chỉ giáo...


...Mặt của Lưu Bang, Tâm của Lưu Bang, so với người thường đặc biệt bất đồng, có thể xưng là Thiên túng chi thánh. Một chữ Hắc quả nhiên cao siêu từ bẩm sinh, cho đến phương diện mặt dày, còn phải thêm tí học tập. Thầy của Lưu Bang chính là một trong tam kiệt Trương Lương. Thầy của Trương Lương chính là ông lão trên cầu. Họ y bác chân truyền, tham cứu có chương từ rõ ràng. Chuyện cho sách trên cầu, ông lão có nhiều dụng ý, nhưng đều không ngoài chuyện dạy Trương Lương luyện bộ mặt dày. Việc này, Tô Đông Pha trong Lưu Hầu Luận có nói rất rõ ràng. Trương Lương là người có căn cơ, chỉ một cái, nói một tiếng đã đốn ngộ, vì vậy Ông Lão mới dung phép dạy cho người Vương giả. Cái diệu pháp vô thượng này, không phải dành cho loại độn căn hiểu được, bởi thế Sử ký có viết: “Lương nói với người khác, không ai hiểu cả. duy có mình phế công hiểu, Lương nói, có thể truyền dạy cho phế công!” Vậy mới thấy được loại học vấn này, phụ thuộc rất nhiều vào khí chất từng người. Thầy giỏi thì khó kiếm, mà đồ đệ giỏi cũng không phải dễ tìm. Khi Hàn Tín xin phong chức Tề Vương, xuýt chút nữa Lưu Bang đã làm lỡ việc. Toàn phải nhờ thầy Lương đứng cạnh chỉ điểm cho, y như ngày nay thầy giáo sửa bài tập cho học sinh. Với thiên chất của Lưu Bang, mà có lúc còn lầm lẫn, thì có thể thấy độ tinh thâm của môn học này sâu đến mức nào.
Thiên chất của Lưu Bang đã cao, học lịch lại sâu, Bang đem những luân thường như quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu phụ, bằng hữu từng cái từng cái đập tan nát, lại đem lễ nghĩa, liêm sỉ, quét sạch sành sanh. Bởi thế mới có thể thu phục quần hùng, thống nhất hải nội, truyền đời đến 490 năm, dư khí hậu hắc của Bang mới tiêu tan, tộc nhà Hán mới đoạn tuyệt.

Thời Hán Sở, có một người, mặt dày nhất, tâm lại không đen, cuối cùng thất bại. Người đó là ai? Đó chính là người ai ai cũng biết tên Hàn Tín. Chịu được cái nhục luồn trôn, múc độ dày của Tín có thể nói không dưới Lưu Bang. Chỉ mỗi tội chữ Hắc, Tín không học hỏi đến nơi. Khi làm Tề Vương, nếu Tín chịu nghe lời Cảnh Thông, thì đương nhiên sự nghiệp Tín cao miễn bàn. Tín lại cứ nhớ đến cái ơn cởi áo nhường cơm của Lưu Bang, mạo mạo mụi mụi cho rằng: “Y nhân chi y giả, ưu nhân chi ưu; Thực nhân chi thực giả, tử nhân chi sự” (đã ở cho người ta thì phải lo cái lo của người ta, ăn của người ta thì phải chết vì người ta). Cuối cùng tại trường nhạc chung thất, đầu mình li tán, bị chu di cửu tộc. Quả thật họa tự mình chuốc lấy, Tín chê Hạng Vũ là “Phụ nhân chi nhân”, có thể thấy cái tâm chưa đủ đen, làm việc tất phải chuốc thất bại. Cái nguyên nhân to lớn này, Tín vốn biết rõ nhưng bản thân Tín lại thất bại y hệt, cũng không thể trách Hạng Vũ được.

Cũng trong thời bấy giờ, có một người tâm đen nhất, nhưng da mặt lại không đủ dày, cuối cùng cũng thất bại. Người này ai ai cũng biết, đó chính là Phạm Tăng. Lưu Bang phá Hàm Dương, hệ Tử anh, hoàn quân bối thượng, không hề xâm phạm. Phạm Tăng trăm kế ngàn phương muốn đưa Lưu Bang vào tử địa. Cái tâm đen không kém Lưu Bang, chỉ mỗi tội da mặt không đủ dày, nhịn không nổi cái tức khí trong lòng. Hán Vương dùng kế của Trần Bình, ly gián quân thần bên Sở. Tăng nổi giận bỏ đi về lại Bành thành, lưng phát mụt mà chết. Phàm người làm việc lớn, sao lại để cái sân si lấn át cho được? người đời có câu “Tăng không bỏ đi, Hạng Vũ không chết”. Tăng nếu nhịn một chút, thì sơ hỡ của Lưu Bang rất nhiều, bất cứ lúc nào cũng có thể công phá. Tăng một lúc tức bực bỏ đi, vứt cả cái mạng già, cùng giang sơn của Hạng Vũ. Vì nhẫn không được một việc nhỏ mà làm hỏng của việc lớn. Tô Đông Pha gọi Phạm Tăng là nhân kiệt, không khỏi có chút quá lời.
Theo những nghiên cứu đã nói trên, môn hậu hắc học này, phương pháp rất đơn giản, nhưng sử dụng thì thần diệu vô cùng. Tiểu dụng thì đạt tiểu hiệu, đại dụng thì đại hiệu. Lưu Bang, Tư Mã Ý học xong thì thống nhất được thiên hạ. Tào Tháo, Lưu Bị mỗi người học một nữa thì cũng xưng vương xưng đế, vạch đất xưng hùng. Hàn Tín, Phạm Tăng cũng học lưng chừng nhưng không may không gặp thời, đầu thai phải lúc có người Hậu hắc khiêm bị như Lưu Bang nên đành chịu thất bại. Nhưng phải nói họ khi còn sống đều toại nguyện được xưng vương xưng hầu, hống hách một thưở, khi chết đi lại chiếm một ghế trong sử sách. Người đời sau khi bàn đến đều phân phân bình luận, vậy mới nói Hậu Hắc học quả không phụ người.

Trời sanh ta, cho ta một khuôn mặt, cái hậu nó nằm bên trong, lại cho ta một quả tim, cái hắc nó cũng ở bên trong. Nhìn bề ngoài, rộng không quá vài tấc, to không bằng cái mâm, chẳng có gì khác thường. Nhưng, nếu ta quan sát kỹ lưỡng thì mới biết cái độ dày của nó là vô hạn, cái sự đen của nó là vô đối. Phàm công danh phú quý, cung thất thê thiếp, y phục ngựa xe, không có gì là không từ đó mà ra. Tạo hóa sinh ra con người thật kỳ diệu, thật bất khả tư nghì. Độn căn chúng sanh! Thân hữu chí bảo, bỏ đi không dùng, có thể nói là cái đại ngu của thiên hạ.

Hậu hắc học phân ra ba bước công phu. Bước một “Hậu như thành tường, hắc như mụi khôi” (Dày như tường thành, đen như mụi than). Đầu tiên da mặt như một tờ giấy, từ một phân dày lên 1 tấc, từ 1 thước dày thành một trượng, thì sẽ đạt được mức dày như tường thành. Màu sắc ban đầu của tâm trắng như sữa, đổi từ trắng sữa thành xám, rồi thành xanh lam, rồi sang đến độ đen như mụi than. Đạt đến cảnh giới này có thể nói mới thành công bước đầu. vì Tường thành tuy dày nhưng có thể dùng đại pháo bắn phá, còn có khả năng vỡ. Mụi than tuy đen, nhưng màu sắc này bị người ta ghét, người ta không muốn đến gần. Bởi vậy chỉ có thể nói đây là công phu sơ bộ.
Bước hai, “Dày mà cứng, Đen mà bóng”. Người đã nghiên cứu sâu về môn hậu học, thì mặc ai công kích thế nào, họ cũng hoàn toàn bất động. Lưu Bị chính là loại người này, ngay như Tào Tháo mà cũng phải bó tay. Người nghiên cứu sâu về Hắc học thì như cái chiêu bài đã lạt màu sơn, càng đen thì người đến càng nhiều. Tào Tháo là loại người này. Cái tâm Tháo đen nổi tiếng thế mà các danh sĩ Trung Nguyên vẫn khuynh tâm quy phục, quả là “tâm đen thui, chiêu bào bóng loáng”. Có thể đạt đến bước thứ hai này, đương nhiên thành tựu khác xa bước một, nhưng vẫn lộ hình tích, hữu hình hữu sắt. Như bản lãnh của Tào Tháo, ngó qua là thấy ngay.
Bước ba “Hậu nhi vô hình, hắc nhi vô sắc”. Chí hậu chí hắc, cả trời thần lẫn hậu thế đều cho rằng không dày không đen. Cảnh giới này không dễ mà đạt được, chỉ có thể tìm trong những đại thánh đại hình thời xưa may ra mới có. Có người hỏi: “Môn học này, là gì tinh thâm đến thế?” Tôi trả lời: “Trung dung của nho gia, phải giảng đến chỗ “Vô thanh vô khứu” mới có thể ngưng; người phật môn thì phải giảng đến chỗ “Bồ đề vô thọ, minh cảnh vô đài” mới nói thành chánh quả. Chưa kể Hậu hắc học là môn bí truyền tự ngàn xưa, đương nhiên phải đạt đến “vô hình, vô sắc” thế mới là cứu cánh.”
Tóm lại Tự thời tam đại đến nay, vương hầu khanh tướng, hào kiệt thánh hiền, không thể đếm suể, hễ có thành tựu đều không thể không dựa vào môn học này. Nói có sách mách có chứng, thư sách ghi chép đầy đủ, sự thực khó bôi bác được. Độc giả nếu muốn tự tìm con đường của mình, thì cứ tự đi tìm, tự nhiên tả hữu phùng nguyên, đâu đâu cũng thấy thế thôi.





Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!