This is a free and fully standards compliant Blogger template created by Templates Block. You can use it for your personal and commercial projects without any restrictions. The only stipulation to the use of this free template is that the links appearing in the footer remain intact. Beyond that, simply enjoy and have fun with it!

09 January 2008

KHỞI NGHIỆP TRONG 12 TUẦN - TUẦN 4

Mấy bài viết này thì hay nhưng mà dài quá. Mới tới tuần thứ 4 mà muốn hụt hơi rồi. Thôi thì vì sự nghiệp làm giàu cao cả, ta quyết không từ nan.
Mấy phần trước đã "rào trước đón sau" nhiều rồi, tuần này, chúng ta bước vào giai đoạn cực kỳ quan trọng, đó là TIỀN.
Bạn cần tiền để khởi đầu một doanh nghiệp mới, nhưng chính xác phải mất bao nhiêu tiền? Sau đây là 8 cách đơn giản để tính toán.



TUẦN 4: TÍNH TOÁN CHI PHÍ KHỞI NGHIỆP
Week 4: Calculate the Startup Costs


Nghĩ rằng bạn đã thực sự bắt đầu doanh nghiệp mới của bạn? Không quá nhanh. Trước khi bạn cất cánh, bạn cần phải biết chi phí khởi nghiệp mất bao nhiêu tiền.

Bạn có thể đã từng ước lượng sân chơi bóng chày, nhưng không đủ chi tiết để ước lượng một dự án kinh doanh và bao nhiêu để cơ bản bắt đầu vận hành một doanh nghiệp mới. Chính xác mà nói thì bạn cần bao nhiêu tiền để quyết định thành công. Bạn cần phải đánh giá thấp và bạn sẽ vận hành doanh nghiệp mà không có tiền để đem về lợi nhuận. Đánh giá quá cao chi phí của bạn, và bạn sẽ không bao giờ làm tăng đủ tiền để đưa doanh nghiệp của bạn đi lên. Tổng chi phí khởi nghiệp cho doanh nghiệp của bạn có thể từ 5000 đô hay 500000 đô, bạn sẽ cần những con số chính xác. Sự khó khăn là tìm kiếm thông tin để mô tả và đáng tin cậy. Có tin tốt cho bạn đây: Bạn có thể có được dữ liệu thô, cộng thêm giá trị bên trong đó, từ một nguồn dữ liệu đa dạng. Sau đây là 8 chỗ để bạn khám phá:

1. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:
Stephen Bates-sở hữu tập đoàn Phân tích quản lý, một doanh nghiệp tư vấn nhỏ đặt tại Seattle nói rằng: “các nhà doanh nghiệp, người chủ sở hữu một doanh nghiệp tương tự như một mình bạn tham gia để bát đầu với một nguồn siêu tài nguyên cho những thông tin chi phí khi khởi nghiệp”. “ Đối thủ cạnh tranh tương lai của bạn có thể sẽ không muốn giúp bạn, dĩ nhiên, nhưng biểu đồ địa lý bên ngoài bạn thường có nhiều sự trợ giúp hơn.
2. Nguồn tài nguyên cung cấp: Các nhà cung ứng là những nguồn tài nguyên tuyệt vời cho việc nghiên cứu chi phí khởi nghiệp. Kathleen Allen, chuyên gia của Greif Entrepreneurship Center tại trường đại học Southern California tại LosAngeles nói: “Hãy cầm điện thoại và nói chuyện với người mà bạn đang tìm kiếm chi phí trong một khu vực cụ thể bởi vì bạn đang lên kế hoạch để khởi đầu một doanhg nghiệp. Thông thường, Thông thường họ luôn sẵn sàng bởi vì họ đang tìm kiếm doanh nghiệp (có thể là từ bạn) để kinh doanh với họ.

Tuy nhiên, Allen một lần nữa cảnh báo rằng đừng dựa dẫm quá nhiều vào một vài nhà cung ứng đầu tiên khi bạn liên lạc. Ông ta còn khuyên rằng: “thực hiện việc so sánh mua bán, điều đó tạo ra một tín hiệu khác biệt trong chi phí khởi nghiệp của bạn”. Hãy hỏi các nhà cung cấp về trang thiết bị cho thuê, chiết khấu khi mua số lượng lớn, kỳ hạn tín dụng, kiểm kê trọn gói khởi nghiệp và những lựa chọn khác có thể sẽ thấp hơn chi phí mà bạn dự tính.

“Dựa vào ngành công nghiệp, các hiệp hội thương mại có thể cung cấp cho bạn một vài bảng tính chi phí khởi nghiệp đơn giản và tình trạng tài chính, thiết lập tên sở hữu và các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp, dữ liệu nghiên cứu thị trường và những thông tin hữu dụng khác” .

3.Những hiệp hội thương mại: cũng giống sự sở hữu các doanh nghiệp và các nhà cung cấp, các hiệp hội thương mại là “ một nguồn tài nguyên giá trị bởi vì bạn đang giao dịch với từng thị trường cụ thể thích hợp”. Allen nói. Phụ thuộc vào ngành công nghiệp, các hiệp hội thương mại có thể cung cấp một vài bảng chi phí khởi nghiệp đơn giản cho bạn và bảng kê khai tài chính, tên thành lập doanh nghiệp và các nhà cung cấp trong công nghiệp, dữ liệu nghiên cứu thị trường và những thông tin hữu ích khác. Hiệp hội các nhà cung cấp cũng là một nguồn tài nguyên tốt.

4. SCORE: (Hiệp hội dịch vụ cố vấn của các doanh nhân đã về hưu-The Service Corps of Retired Excutives), được tài trợ bởi SBA, là một nguồn tài nguyên giá trị cho việc khởi nghiệp. Thêm vào đó việc công bố khi khởi nghiệp một doanh nghiệp, SCORE có thể giới thiệu bạn với một doanh nhân đầy kinh nghiệm đã nghỉ hưu- người có thể hướng dẫn cho bạn suốt quá trình khởi nghiệp công ty. Vâng, bạn phải làm những việc chính, nhưng người cố vấn tình nguyện của bạn có thể chỉ ra cho bạn hướng đi đúng và gợi ý nguồn tài nguyên mà bạn có thể sẽ xem xét.

Bên cạnh người cố vấn tình nguyện, SCORE còn cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ internet mà có đến 12,400 thành viên trên toàn quốc tham gia. Fred Thomas –Cố chủ tịch SCORE và là nhà tư vấn của SCORE cho Thetford Center, Vermont nói rằng: “Nếu bạn muốn một nhà tư vấn người mà có kinh nghiệm để vận hành một đại lý bán hàng, khởi nghiệp một nhà hàng, mua một cửa hàng nhượng quyền hoặc những thứ khác nữa hãy chỉ ra và lên danh sách những phẩm chất của các nhà cố vấn. Ghé thăm website của SCORE : http://www.score.org, bạn có thể đặt câu hỏi cho những chuyên gia và liên kết tới những trang khác có liên quan đến SCORE.

5. Hướng dẫn khởi nghiệp công ty:
Hướng dẫn như thế nào để một vài công ty độc lập công bố có hiệu lực. Những chỉ dẫn có thể là những nguồn tài nguyên tốt cho việc nghiên cứu chi phí khởi nghiệp, đặc biệt có lợi trong việc thành lập trong ngành công nghiệp. Đảm bảo rằng sự chỉ dẫn không lạc hậu, và luôn ghi nhớ trong đầu một vài loại chi phí mở rộng trong nước. Như bạn đã biết, cần phải xem xét những tiêu đề có thể giúp bạn có được chi phí thấp hơn chi phí khởi nghiệp dự tính.

6. Các Tổ Chức Nhượng Quyền: Nếu bạn đang nghĩ về việc mua một cửa hàng nhượng quyền, nhà nhượng quyền sẽ cung cấp cho bạn tất cả dữ liệu về chi phí thành lập doanh nghiệp. Đừng coi số liệu nhìn thấy là tuyệt đối, tuy nhiên, bởi vì chi phí có thể biến đổi phụ thuộc vào vị trí địa lý của bạn. Bate gợi ý: “Kiểm tra kết quả của việc nhượng quyền bởi việc tự bản thân nhà nhượng quyền cung cấp số liệu cho bạn. Gọi điện cho những cửa hàng nhượng quyền đang hoạt động và hỏi họ làm thể nào để có được phí tổn chuẩn xác chi phí thành lập doanh nghiệp từ những dự án của nhà nhượng quyền.

7. Những bài báo phân tích về khởi nghiệp doanh nghiệp: Những bài báo và tạp chí ít khi đưa ra từng tiêu đề về sự ước lượng chi phí khởi nghiệp cho từng trường hợp doanh nghiệp cụ thể tại những vị trí địa lý khác nhau. Tuy nhiên, những bài viết có thể cung cấp cho bạn sự ước lượng tương đối toàn bộ chi phí khởi nghiệp và giúp bạn liệt kê chi phí từng khoản mà bạn cần phải nghiên cứu. Luôn luôn sử dụng nguồn tài nguyên tin cậy. Đừng quên kiểm tra các tạp chí thương mại về nguồn cung cấp thông tin, chi phí và khuynh hướng trong ngành của bạn.

8. Những người tư vấn doanh nghiệp: Một người tư vấn doanh nghiệp giỏi có thể đưa ra những lời khuyên tuyệt vời về chi phí khởi nghiệp và ngay cả là rất nhiều thứ để nghiên cứu cho bạn. Một nhà tư vấn cũng có thể giúp bạn tự mình tổ chức nghiên cứu những dự án tài chính hữu ích và viễn cảnh tương lai.

Giảm chi phí thuê chuyên gia. Nếu bạn quyết định làm việc với một nhà tư vấn, tìm một vài người quen thuộc trong lĩnh vực của bạn và có kinh nghiệm về khởi nghiệp cũng như thành lập công ty.

Một nguồn tài nguyên đơn lẻ sẽ không thể tiết lộ tất cả tình hình thực tế bạn cần phác họa chính xác chi phí khởi đầu cuộc phiêu lưu mới của bạn. Nhưng một quyết định nỗ lực trong việc nghiên cứu những khoản chi phí sẽ cung cấp những con số mà bạn đang tìm kiếm.Allen gợi ý rằng sử dụng một quá trình mà bà ta gọi là “Triangulation” mà nó bao gồm cả 3 quan điểm cho mỗi số. Bạn cân được giá trị của những số đó và đưa ra một số mà bạn cho là đúng”.

Một cuộc nghiên cứu hiệu quả có thể cho bạn biết ý tưởng kinh doanh của bạn là phần tài chính có thể ổn định và gợi ý những cách để thúc đẩy cơ hội thành công. Một mặt, bạn đã đầu tư chi phí cho việc khởi nghiệp và phát triển một đề án kinh doanh dựa trên những số liệu và bạn đã sẵn sàng cho mọi thứ.

Marcie Geffner

CÁC BÀI LIÊN QUAN:
Tuần 1: Đánh giá ý tưởng của bạn
Tuần 2: Nghiên cứu thị trường
Tuần 3: Đặt tên doanh nghiệp


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



1 comments:

Tài chính doanh nghiệp said...

Tùng ơi Những bài viết của bạn rất hay. Cố gắng lên nhé.

http://haitvonline.blogspot.com

Post a Comment