Từ chỗ nảy ra một ý tưởng bên ly cà phê cho đến khi hái ra tiền là cả một khoảng cách dài. Thông thường, các doanh nhân tương lai (would-be entrepreneurs) quá "phê" với ý tưởng của mình đến nỗi không cần biết là ý tưởng đó có thực tế hay không. Ý tưởng của bạn có thể là thực sự tuyệt vời, nhưng vẫn còn có nhiều việc cần phải làm thêm nữa.
TUẦN 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
WEEK 2: CONDUCT MARKET RESEARCH
1. Xác lập mục tiêu khảo sát và hành động:
Đối với một số doanh nhân, nảy ra ý tưởng và sau đó ngồi mơ mộng về một viễn cảnh tươi sáng là việc rất dễ dàng (kiểu như Smile5544 ấy, trẻ trung đầu óc sáng láng ý tưởng nhiều như quân Nguyên, nhỉ). Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường lại không dễ dàng như vậy .
Nghiên cứu thị trường cung cấp những thông tin quý giá và quyết định cho cho ý tưỏng của bạn. Bạn có thể lấy thông tin từ các doanh nghiệp khác, từ Internet, báo chí v.v…Thay vì đi chơi Audition Online chiều nay,thì chỉ một vài giờ trên thư viện hay internet có thể cho bạn một cái nhìn toàn cảnh (panorama) về những thượng đế mà bạn sẽ phục vụ. (Nhớ là lên thư viện thì đừng mải mê tán gái nhé.)
Kế hoạch nghiên cứu thị trường của bạn nên đề ra những mục tiêu rõ ràng để có được những thông tin cụ thể:
a. Công ty: Hãy tưởng tượng từ ý tưởng đó sẽ tạo thành sản phẩm/ dịch vụ gì; lợi ích mang lại cho khách hàng; đặc điểm nổi bật của công ty; thông điệp chuyển tải đến cho khách hàng.
b. Khách hàng: Đặc biệt chú ý đến tâm lý và hành vi mua sắm của cả 3 loại khách hàng - một là người mua hàng (purchasers), hai là người ảnh hưởng (influencers) và ba là người sử dụng (end-users). (Ví dụ bạn bán một món đồ chơi thì người mua hàng là các bà mẹ, người ảnh hưởng là các ông bố, và người sử dụng là những đứa con). Cả ba loại khách hàng này đếu đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ.
c. Đối thủ: Phân các đối thủ thành các tầng khác nhau.Cái này người ta gọi là chia để trị. Tầng thứ nhất là những người cùng bán món đồ chơi giống bạn; tầng thứ 2 là những người bán các món đồ chơi khác loại; tầng thứ 3 là những người bán những thứ thiết yếu khác cho trẻ em (sách vở, quần áo); tầng thứ 4 là tất cả những người muốn móc tiền từ túi khách hàng của bạn. Đến mức này thì tất cả mọi nhà kinh doanh trên đời đều là đối thủ của bạn rồi. Cho nên đừng ngạc nhiên nếu thấy tớ bán đồ chơi trẻ em mà lại đến cửa hạng gạo xem các bà mẹ tiêu bao nhiêu tiền để mua gạo nhé.
d. Đối tác: Bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng); các kênh truyền thông v.v...
Một cách tiếp cận khác là phân tích SWOT, bao gồm strength (điểm mạnh); weakness (điểm yếu); opportunity (cơ hội) và threats (thách thức). Để tìm hiểu thêm về swot, mời các bạn đào bới tiếp trên diễn đàn này.
2. Nghiên cứu đối thủ:
Với bản nghiên cứu thị trường trong tay, bây giờ trong đầu bạn đã hình dung ra các đối thủ chính của mình.Việc tiếp theo là viết một bộ truyện ba tập:
Tập 1: Mua hàng của đối thủ để kiểm tra. (Nếu đắt quá thì chỉ window shopping, tức là đến ngắm thôi nhé, tốn tiền lắm).
Tập 2: Tiếp cận khách hàng của đối thủ để xem họ thích và không thích gì ở sản phẩm của đối thủ.Làm kín đáo không thì bị đuổi đấy.
Tập 3: Xem xét lại ưu khuyết điểm của sản phẩm mình. Gọt dũa cho nó trở nên hoàn hảo, vượt qua được những điểm yếu mà đối thủ phạm phải, cung cấp một giá trị thực sự mới cho khách hàng.
3. Xuất phát: Với những thông tin đã có bây giờ còn một số việc phải làm:
Một là định giá: Việc bạn định giá nào góp phần xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường. Thông thường một sản phẩm có giá cao sẽ được khách hàng cảm nhận là sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, hãy chắc chắn là sản phẩm của bạn mang lại được giá trị tương ứng, "tiền nào của nấy mà". Tiền như thế mà sản phẩm không được như thế dễ bị oánh lắm. Còn nếu định giá thấp thì cũng cẩn thận không thì mọi người sẽ xem là "hàng lởm" đấy.
Hai là xác định chính xác vị trí thị trường mục tiêu cũng như các kênh tiêu thụ. Nhiều khi kênh tiêu thụ tốt lại là nhân tố quyết định để đưa con tàu của bạn lên bệ phóng.
Kết luận: Đầu xuôi chắc chắn đuôi lọt. Hãy đầu tư thời gian, công sức (và cả tiền bạc nếu cần) cho những bước đầu tiên này để cái đuôi của bạn nhẹ nhàng hơn lách qua khe núi nhé.
Theo Karen E. Spaeder
CÁC BÀI LIÊN QUAN:
Tuần 1: Đánh giá ý tưởng của bạn
Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!
1 comments:
Tùng ơi mình sửa lại tiêu đề trên Blog mình là chữ thường nhé.
Post a Comment