This is a free and fully standards compliant Blogger template created by Templates Block. You can use it for your personal and commercial projects without any restrictions. The only stipulation to the use of this free template is that the links appearing in the footer remain intact. Beyond that, simply enjoy and have fun with it!

29 January 2008

KHỞI NGHIỆP TRONG 12 TUẦN - TUẦN 8

Theo bạn, tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp là gì? Đó chính là đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Thật vậy, bạn không thể lèo lái doanh nghiệp của mình đi đến thành công và phát triển chỉ với một mình bản thân bạn, cho dù bạn có một trình độ chuyên môn xuất sắc hay một dự cảm kinh doanh tuyệt vời. Nhưng để đội ngũ nhân viên thực sự trở thành một tài sản vô giá thì bạn phải có được nhãn quan nhìn người cho đúng. Bản thân tôi, ngay từ lần đầu tập tành khởi sự kinh doanh, tôi đã gặp thất bại nặng nề cũng chỉ bởi vì chưa nhìn được đúng người.
Người ta cũng thường khuyên các doanh nghiệp nên tuyển an tư vấn cho doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết thì có lý, nhưng về mặt thực tế rất khó thành lập được ban tư vấn hiệu quả. Tuần này, bạn hãy thử áp dụng các lời khuyên sau đây của Asheesh Advani khi thành lập ban tư vấn doanh nghiệp mới của bạn nhé...


TUẦN 8: TÌM ĐÚNG NGƯỜI
Week 8: Finding the Right People


1. Tuyển ban cố vấn cho các mục tiêu ngắn hạn. Các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập thường phát triển và thay đổi. Không nên tuyển ban cố vấn cho các sản phẩm hay thị trường tương lai của bạn. Hãy tập chung vào các mục tiêu ngắn hạn, và xác định các kỹ năng, kiến thức gì bạn cần có để đạt các mục tiêu kinh doanh trước mắt. Ban cố vấn có thể giúp bạn giải quyết các khó khăn trong sáu tháng tới, chứ không phải cho sáu năm tới.

2. Ban cố vấn có thể giúp bạn tạo tín nhiệm. Một trong những nhu cầu của doanh nhân mới khởi nghiệp là tạo uy tín. Uy tín giúp bạn thu hút khách hàng, đối tác, nhân viên chủ chốt, nhà đầu tư vốn, và các nhóm quan trọng khác giúp bạn phát triển doanh nghiệp. Lựa chọn ban tư vấn phù hợp sẽ giúp bạn tạo dựng uy tín. Về mặt thực tế thì, việc thuyết phục các danh nhân và chuyên gia có tiếng trong ngành tham gia ban cố vấn của bạn thường dễ hơn các nhà quản lý dành thời gian cá nhân tham gia ban cố vấn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, các danh nhân nổi tiếng trong ngành thường không trực tiếp giúp bạn tham gia công việc căn bản khi khởi nghiệp như trả lương, trả tiền thuê nhà.

3. Tìm các cố vấn ở những nơi đặc biệt. Thông thường nơi thường tìm các cố vấn là qua giới thiệu của các Hiệp hội chuyên ngành. Tuy nhiên, để tìm các cố vấn là chuyên gia giỏi trong ngành, bạn cần sáng tạo hơn. Trong ngành nào cũng thường có các hội nghị hoặc khóa đào tạo nâng cao chuyên ngành, đây chính là nơi bạn tìm các cố vấn chuyên ngành của mình. Một cách khác là hãy mở trang vàng danh bạ rồi gọi cho đối thủ cạnh tranh ở khu vực khác để tham khảo thêm thông tin về các chuyên gia trong ngành hoặc có thể mời chính các chuyên gia của đối thủ cạnh tranh ở khu vực khác làm cố vấn cho bạn nếu có thể. Hãy hỏi bạn bè, người thân xem họ có biết ai đã khởi nghiệp tương tự như bạn. Có thể những người này có nguồn tin hữu dụng. Hãy liên lạc nhà cung cấp và nhờ giới thiệu. Mục tìm chuyên gia trong Kinhdoanh.com cũng có thể là nguồn tốt vì tính nhanh chóng và thuận tiện của nó.

4. Mời một bữa trưa thường tạo cảm hứng hơn là cho phần hùn. Một số nhà cố vấn muốn có một phần sở hữu trong doanh nghiệp khi tham gia ban cố vấn. Một số lại hài lòng nếu bạn chỉ cần mời ăn trưa tình cảm. Theo kinh nghiệm của tôi thì các cố vấn muốn được mời ăn trưa thường tốt hơn các cố vấn muốn phần sở hữu doanh nghiệp. Như một cử chỉ biết ơn, bạn có thể tặng một số cổ phiếu trong doanh nghiệp khi thời gian, nhưng bạn không cần vội vã làm như vậy. Nếu bạn thu hút được một nhà cố vấn hàng đầu và muốn cổ phiếu, hãy đưa ra khung thời gian chi trả cổ phiếu với lịch trả phù hợp (có thể là hàng quý hoặc hàng năm) thay vì trả ngay một lần lúc đầu.
Không có tiêu chuẩn cụ thể nào về việc chi trả cho các cố vấn, vì việc này hoàn toàn tùy thuộc vào số lượng nhà cố vấn bạn cần, thời lượng họ sẽ đóng góp cho doanh nghiệp và mô hình công ty của bạn. Ví dụ, thông thường đối với doanh nghiệp phát triển nhanh thì tỉ lệ vốn sở hữu dành cho ban cố vấn là 1.0 – 2.5%, và từ 10 – 20% dành cho các nhân sự chủ chốt của công ty. Nếu bạn có năm nhà cố vấn, bạn nên cân nhắc dành 0.2 – 0.5% vốn sở hữu chi trả cho mỗi nhà cố vấn.
Nếu doanh nghiệp bạn đang ở giai đoạn quá sớm để có kế hoạch chính sách chi trả bằng cổ phiếu, bạn hãy cân nhắc việc trả tiền mặt cho ban cố vấn. Ví dụ, bạn có thể chi trả các chi phí đi họp của ban cố vấn, hoặc cho phép họ chi tiêu cho các hoạt động liên quan tới tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp bạn (Nếu cho phép như vậy, bạn cần nêu rõ mức giới hạn cho phép.) Có rất nhiều cách chi trả nhà cố vấn tương tự như mời ăn trưa, và thậm chí còn tạo động lực lớn hơn việc chi trả cổ phiếu khi mô hình hoạt động công ty bạn chưa có kết quả và việc đánh giá giá trị cổ phiếu hơi khó vào giai đoạn đầu.

5. Đừng đối xử với ban cố vấn như nhân viên hay nhà cung cấp. Thật không dễ dàng bắt nhà cố vấn chịu trách nhiệm. Họ không giống như nhân viên mà bạn trả lương đều đặn hàng tháng. Họ không giống như các nhà cung cấp yêu cầu bạn thanh toán cho hàng bạn đã lấy. Cho dù bạn trả tiền ban cố vấn đi nữa thì việc bắt họ chịu trách nhiệm về mặt thực tế cũng khó. Lý do chính là phần lớn các nhà cố vấn đã có nguồn thu nhập chính khác và tham gia công việc cố vấn cho bạn vì sở thích bán thời gian hoặc vì lợi ích phụ thêm. Do các nhà cố vấn thường không chịu trách nhiệm tài chính như ban quản lý công ty nên họ dễ dàng ra đi khi họ không đạt kết quả như mong muốn.

6. Đặt ra nhiệm kỳ. Cũng rất giống như thành viên hội đồng quản trị, ban cố vấn cũng có nhiệm kỳ - thường là 12 hoặc 24 tháng. Thường thì hơi bất tiện, đôi khi tổn hại tới danh tiếng doanh nghiệp bạn, khi phải cho thôi việc một thành viên ban cố vấn khi thành viên này không đạt kết quả tốt. Hãy đặt ra nhiệm kỳ để việc này có thể thực hiện nhẹ nhàng. Theo kinh nghiệm của tôi thì phần lớn các nhà cố vấn đóng góp giá trị nhất ngay khi họ ký hợp đồng cố vấn và hứng khởi về việc tham gia này. Dần dần, họ bị sao nhãng bởi những công việc khác và doanh nghiệp cần có cách để họ hứng khởi và tập chung trở lại. Khi có hứng khởi trở lại, nhà cố vấn sẽ tham gia một cách năng động và đầy nhiệt huyết vào doanh nghiệp bạn, và muốn gia hạn nhiệm kỳ của mình. Nếu bạn đối xử tốt với ban cố vấn, họ sẽ tiếp tục giúp bạn mà không cần bất kỳ hình thức chi trả hoặc danh hiệu chính thức nào, mà chỉ đơn giản muốn xem doanh nghiệp của bạn phát triển.

THUÊ NHÂN VIÊN ĐẦU TIÊN
Với các công việc hàng ngày, việc thuê nhân viên bạn tin tưởng một cách hiệu quả là việc tối quan trọng. Trong các công ty lớn, thường có nhiều nhân viên làm thay một số việc khi một nhân viên nghỉ. Nhưng đối với công ty nhỏ, nếu thuê sai người có thể làm mất đi số tiền lãi trong năm, thậm chí còn sinh ra nhiều việc cần làm lại. Bạn hãy tham khảo các bước tuyển dụng sau đây khi thuê nhân viên. Để thêm thú vị, ta hãy lấy trường hợp bạn tuyển dụng nhân viên đầu tiên.
Điều thú vị nhất của việc sở hữu doanh nghiệp là bạn có quyền, thực ra là trách nhiệm, ra quyết định. Vì vậy lý do chủ doanh nghiệp thuê nhân viên không nhất thiết phải cùng lý do các công ty hoặc tập đoàn lớn phải đưa ra lý do cần thiết tuyển dụng để tránh bị hỏi hoặc phê bình trong các cuộc họp cổ đông. Thường thì các doanh nhân hỏi tôi rằng, “Khi nào tôi cần thuê nhân viên đầu tiên?” Câu trả lời đơn giản là, cứ tuyển dụng khi nào bạn muốn, đây là công ty của bạn. Tuy nhiên thường thì bạn thuê nhân viên khi có một trong hai lý do sau: Công việc của bạn quá nhiều và làm không xuể, hoặc bạn cần ai đó có kỹ năng đặc biệt hơn bạn.
Một số doanh nhân không muốn thuê nhân viên ngay cả khi nhận ra nhu cầu rõ rệt. Và dường như lý do là họ sợ phải quản lý nhân sự, thậm chí là quản lý một nhân viên hoặc sợ phải nhận rằng mình kém trong một số kỹ năng. Hãy vượt qua chúng, bạn làm kinh doanh không chỉ để tồn tại, mà là để sống cuộc sống của mình. Bạn vẫn cần có thời gian rảnh rỗi dành cho gia đình, bè bạn, sở thích của mình.

Và khi đã quyết định thuê nhân viên đầu tiên, bạn cần thực hiện có phương pháp. Việc thuê nhân viên không chỉ đơn thuần là việc phỏng vấn. Đây là các bước bạn nên áp dụng theo:
• Nhận biết nhu cầu tuyển dụng cụ thể cần được đáp ứng. Xác định công việc, trách nhiệm, và quyền hạn cho nhân viên.
• Viết bản miêu tả công việc cụ thể và định ra các yêu cầu của ứng viên cần có.
• Viết lời quảng cáo hay hơn các quảng cáo khác và quảng bá ở những vị trí mà bạn nghĩ các ứng viên mục tiêu của bạn sẽ đọc. Hãy cho bạn bè, và đối tác biết bạn đang tìm ứng viên tuyển dụng.
• Sắp đặt ai đó nghe điện thoại gọi đến và thu xếp cuộc phỏng vấn. Hãy để người này xem lướt các hồ sơ xin việc và lược bỏ những hồ sơ biết chắc là không đáp ứng nhu cầu cơ bản bạn cần. Giới hạn ứng viên dựa trên tầm quan trọng của vị trí.
• Khi phỏng vấn, hãy mặc chỉnh tề để tạo ấn tượng thành công và quyền hành. Hãy tập chung toàn bộ vào mỗi ứng viên – không ngắt lời. Hãy hỏi các câu hỏi có liên quan đến quyết định tuyển dụng của bạn.
• Đừng sớm quyết định thuê ai vội đến khi bạn gặp tất cả các ứng viên và dành thời gian xem lại các hồ sơ sau phỏng vấn.
• Khi ứng viên đã đồng ý, hãy gọi điện hỏi thăm thông tin từ người tham khảo và chủ cũ của ứng viên xem họ có xác nhận đúng như ấn tượng của bạn không?
• Ra quyết định và đừng tự tiếc nuối với quyết định của mình.


Phần phỏng vấn và ra quyết định tuyển dụng rất quan trọng – nhưng phần khó nhất lại là – để nhân viên mới này hòa nhập với công ty, mới hôm trước còn là “công ty một người.” Ngày đi làm đầu tiên của nhân viên sẽ tạo đà cho tương lai của nhân viên này. Sau đây là các bước hữu dụng dành cho bạn:

• Bạn cần đến công ty đúng giờ để chào đón nhân viên mới trong ngày đầu tiên của họ. Dành chút thời gian chuyện trò thân mật với nhân viên.
• Giới thiệu nhân viên mới về doanh nghiệp, và tạo nhân viên có cảm giác như ở nhà. Hãy để nhân viên biết rằng bạn ở bên và hỗ trợ thành công của nhân viên.
• Hoàn thành tất cả giấy tờ thuê mướn.
• Bắt đầu quy trình hỗ trợ nhân viên quen việc và đào tạo.


Việc tuyển dụng nhân viên đầu tiên sẽ suôn sẻ nếu bạn dành thời gian phù hợp cho việc này. Hãy chuẩn bị và vượt qua các trở ngại.


CÁC BÀI LIÊN QUAN:
Tuần 1: Đánh giá ý tưởng của bạn
Tuần 2: Nghiên cứu thị trường
Tuần 3: Đặt tên doanh nghiệp
Tuần 4: Tính toán chi phí khởi nghiệp
Tuần 5: Viết bản kế hoạch kinh doanh
Tuần 6: Những câu hỏi thường gặp về huy động vốn
Tuần 7: Sắp xếp lại các giấy tờ cần thiết


Cảm ơn bạn đã ghé thăm site của tôi! Bạn hãy để lại lời nhận xét (comment) của mình! Hoặc bạn cũng có thể đăng kí nhận bản tin RSS. Tôi hy vọng bạn thích site này của tôi và tìm được những thông tin bổ ích, và nếu có thể hãy thêm địa chỉ site này vào favorites của bạn để có thể ghé thăm lại. Cám ơn!



1 comments:

Tài chính doanh nghiệp said...

Để đăng ký tên miền thì Tùng có thể làm 2 cách:
- Nếu T có thẻ than toán (visa, marter) thì vào phần setting/publishing trong Blog ý. Rồi đánh tên miền cần mua và làm các thủ tục tiếp theo theo hướng dẫn. Giá cái này là 10$/năm. (Củ chuối là nó chỉ cho mua 1 năm thôi). Cách này nếu mua xong thì chỉ việc dùng mà không cần phải làm gì cả.
- Nếu không có thẻ thanh toán thì có thể nhờ Nhân (thuthuatblog) mua giúp và chuyển tiền cho Nhân. Nhân mua thì giá rẻ hơn khoảng 8$/năm (không nhớ lắm)

Cái của H mua là nhờ thẻ của Nhân còn H tự mua.

Mà T ơi, khi post bài trên trang của H Tung nhớ là trong thẻ span của H là class="fullpost" chứ không phải là id="fullpost" như của Tùng đâu.

http://www.kienthuctaichinh.com

Chúc T mọi điều tốt lành nhé.

Có gì cứ nhắn tin lại cho H hoặc liên hệ với Nhan về việc tên miền nhé.

Post a Comment